Sự kiện

Qua 6 năm thực thi Luật Điện lực: Cần sớm điều chỉnh

Thứ sáu, 29/7/2011 | 10:36 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Sau 6 năm thực thi Luật Điện lực, ngoài những kết quả đạt được về quy hoạch và đầu tư phát triển điện, tiết kiệm điện, thị trường điện lực, mua bán điện và dịch vụ cung cấp điện, giá điện; an toàn sử dụng điện… Luật đã bộc lộ một số bất cập, vướng mắc cần sớm sửa đổi, bổ sung.</p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Tình hình vi phạm hành lang an toàn lưới điện diễn ra khá phổ biến nhưng vẫn chưa được các cơ quan hữu quan xử lý nghiêm túc</span></span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><strong><span style="font-size: small;">Quy hoạch: Nhiều nhưng chưa… đủ</span></strong></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Cụ thể về quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực, theo quy định của Luật Điện lực, có hai loại quy hoạch là quy hoạch phát triển điện lực quốc gia do Thủ&#160; tướng Chính phủ phê duyệt và quy hoạch phát triển điện lực địa phương. Trong quy hoạch phát triển điện lực địa phương lại được chia thành 02 loại là quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Công Thương phê duyệt và quy hoạch phát triển điện lực quận/huyện/thị xã và thành phố trực thuộc địa phương do UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nội dung của quy hoạch phát triển điện lực quận/huyện/thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh do UBND tỉnh phê duyệt hầu hết đã nằm trong quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc TW.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Ngoài ra, trong công tác quy hoạch phát triển điện lực, do chưa phân cấp cho Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh, bổ sung các dự án nguồn điện không thuộc nhóm các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và toàn bộ các dự án lưới điện phát sinh. Chính vì vậy, thời gian qua, Chính phủ đã phải thực hiện các công việc mang tính sự vụ là ban hành các quyết định bổ sung, hiệu chỉnh các dự án nguồn, lưới điện phát sinh, không có trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Tiết kiệm điện: Thiếu chế tài xử phạt</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Về tiết kiệm điện, dù Luật Điện lực và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiết kiệm điện đã được ban hành đều quy định tương đối cụ thể, rõ ràng về tiết kiệm điện năng trong các lĩnh vực phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, kinh doanh điện và sử dụng điện… nhưng chưa quy định cụ thể các chế tài thưởng, phạt trong việc thực thi tiết kiệm điện. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Điều này khiến các ngành có tiềm năng tiết kiệm năng lượng lớn như Công nghiệp và xây dựng… nếu không tự nguyện thực hiện tiết kiệm điện, cũng không thể vận dụng Luật để phạt. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn còn đang sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều điện năng, vốn đầu tư để thay thế công nghệ mới là rất khó khăn. Điều đáng lo ngại là hiện còn một số cơ sở, doanh nghiệp trong nước tiếp tục sản suất và bán ra thị trường với số lượng lớn các loại đèn tròn sợi đốt, đèn huỳnh quang T10… tiêu thụ nhiều điện năng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Giá điện: Chưa khuyến khích đầu tư</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> &#160;Đối với các quy định về giá bán điện, từ khi Luật Điện lực có hiệu lực, chưa có hướng dẫn cụ thể về chính sách bảo đảm khuyến khích đầu tư xây dựng nguồn điện nói chung và chính sách hỗ trợ đầu tư, giá bán điện để phát triển các nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió… nói riêng. Chính sách giá điện chưa mang tính thị trường, chưa đảm bảo cho đơn vị điện lực thu hồi vốn đầu tư, chưa đủ bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh và như vậy, chưa có lợi nhuận hợp lý để phát triển bền vững, vẫn còn phải bù chéo giữa các nhóm đối tượng khách hàng sử dụng điện và giữa các vùng. Đặc biệt, vẫn chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế trong nước, nước ngoài đầu tư phát triển nguồn điện; chưa thúc đẩy cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><strong><span style="font-size: small;">Cần sớm sửa đổi và bổ sung</span></strong></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Theo các chuyên gia, về quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực, cần sửa đổi Điều 8 của Luật vì việc lập quy hoạch phát triển điện lực quận/huyện/thị xã và thành phố thuộc tỉnh đã nằm trong phạm vi quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nên không cần thiết phải lập và phê duyệt riêng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Điều 9 cũng có thể sửa theo hướng giao cho Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ bổ sung, điều chỉnh các dự án nguồn điện không thuộc nhóm các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và toàn bộ các dự án lưới điện phát sinh, không có trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Luật cũng cần được sửa đổi theo hướng quy định cụ thể&#160; về quyền hạn, trách nhiệm trong việc thực hiện chủ&#160; trương, cơ chế kêu gọi các nguồn vốn khác của doanh nghiệp trong nước, của các tổ chức quốc tế...</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Về thị trường điện và cấu trúc ngành Điện, để chuẩn bị điều kiện cần thiết cho việc thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Điện lực, Chính phủ đã có quyết định về việc hình thành và phát triển thị trường điện lực cạnh tranh. Do vậy Chương IV của Luật cần phải sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định các điều kiện, tiêu chí, nguyên tắc tổ chức có liên quan đến ranh giới, phạm vi quản lý khai thác tài sản, đầu tư, hạch toán kinh tế, quản lý vận hành và cơ chế hoạt động đối với từng khâu phát điện, truyền tải điện, mua - bán buôn điện, phân phối - bán lẻ điện phù hợp với các cấp độ thị trường điện lực cạnh tranh.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> &#160;Về giá điện, cần sửa đổi, bổ sung một số điều theo hướng áp dụng giá điện khác nhau đối với các địa bàn, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau; Bảo đảm cân bằng tương đối lợi ích của đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện; Quy định rõ cơ chế ưu đãi, hỗ trợ, bù đắp chênh lệch giá điện cho các nhà máy điện sử dụng năng lượng mới, tái tạo...</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Được biết, việc nghiên cứu sửa đổi Luật cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế đang được Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện, nhằm tạo một hành lang pháp lý vững vàng và hiệu quả cho hoạt động điện lực tại Việt Nam.<br /> </span></p> Theo: TCĐL số 6/2011