Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở thời điểm sôi động nhất từ trước tới nay. Và việc một cổ phiếu ngành Điện thường lọt vào tốp 5 cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh nhiều nhất với mức giá cao đã trở thành điểm quen thuộc của thi trường.
Thị trường điện chuyển mình
Sợi dây để cổ phiếu điện bay cao hơn trong tương lai là một thị trường điện kinh doanh hiệu quả, cạnh tranh và hấp dẫn đầu tư. Những yêu cầu này đang dần định hình rõ, đặc biệt là từ cuối năm nay.
Có nhiều sự kiện lớn, trước hết là hàng loạt dự án mới được triển khai của ngành Điện lực. Hỗ trợ vốn các dự án này, bản thân ngành Điện liên tục có những đợt phát hành trái phiếu thành công, không chỉ đối với các nhà đầu tư trong nước mà luôn hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Các ngân hàng cũng rộng cửa hơn với các dự án năng lượng tối quan trọng cho đất nước. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bắt đầu trực tiếp đầu tư, xây dựng nhà máy. Thậm chí, Tổng Công ty Điện lực (EVN) đã có công văn xin triển khai kế hoạch trực tiếp ra thị trường vốn tiếp thị và gọi vốn.
Thứ hai Chính phủ đã chính thức thông qua phương án tăng giá điện và định hướng tới một thị trường điện cạnh tranh thực sự. Điều mà đông đảo cư dân chứngkhoán trông chờ khi đã quyết định gửi vận vào các cổ phiếu này. Giá điện sẽ vận động theo hướng bỏ bao cấp tràn lan, đảm bảo kinh doanh có lãi để thu hút đầu tư, đặ biệt là đầu tư nước ngoài và theo cơ chế thị trường. Đây là điều được giới đầu tư đánh giá là sẽ đưa giá trị cổ phiểu ngành Điện giao hẳn cho thị trường, tất nhiên là kèm theo lợi thế của một cổ phiếu ngành năng lượng.
Hấp dẫn đầu tư nhất khu vực
Đây là kết quả khảo sát của Công ty Tư vấn đa quốc gia KPMC, với cơ sở là tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu điện năng, đầu ra của ngành Điện tại Việt Nam. Đáng chú ý là các nhà đầu tư chiến lược đang có xu hướng thích đầu tư vào các dự án phát triển dưới hình thức doanh nghiệp điện độc lập và liên doanh, còn các nhà đầu tư tổ chức lại có xu hướng tìm kiếm cổ tức và lãi do chênh lệch giá từ việc đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hoá ngành Điện. Và đối với các nhà đầu tư trong nước, ngành Điện đứng thứ 4 về mức độ hấp dẫn đầu tư, chỉ sau Viễn thông, Ngân hàng và Dầu khí.
Chuyển động trên sàn
Cũng giống như nhiều cổ phiếu khác trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngành Điện nói chung đã từng trái qua nhiều thử thách, từ thăm dò, ''thử lửa'' cho đến được ưu ái. Nhưng nhìn chung diễn biến trên sàn trong một năm qua, dòng vận động giá cổ phiếu ngành Điện khá vững và bền.
Từ những cuộc đấu giá tiến hành cổ phần hóa, giá cổ phiếu ngành Điện được xếp ngang hàng với trái phiếu về tính ổn định và an toàn, cuối năm 2005 và đầu 2006, mức giá phổ biến chỉ khoảng 12.000 – 13.000 đồng/cổ phiếu. Thị trường chứng khoán bước vào thời kỳ sôi động hơn, khoảng giữa năm 2006, giá cổ phiếu tăng dần theo sức nóng của thị trường lên "mặt bằng chung" trên 25.000 đồng/cổ phiếu, tùy theo từng doanh nghiệp. Và ngày 18/7/2006, cổ phiếu thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh (VSH) rời sàn Hà Nội lên sàn TP.HCM với mức gía khá cao: 35.500 đồng/cổ phiếu. Từ thời điểm này, giá cổ phiếu ngành Điện tại sàn Hà Nội cũng bước vào thời kỳ khả quan hơn trước đó.
Tuy nhiên, VSH bắt đầu bước vào thời kỳ ''thử lửa'' với tư cách đại diện cho cổ phiếu ngành Điện nói chung. Giá cổ phiếu VSH có thời điểm rớt xuống còn 27.000 đồng trong tháng 8/2006, giá quá mạnh so với mức cho sàn 35.500 đồng một tháng trước đó. Nhưng, ở thời điểm này, sự sụt giá lại được các nhà đầu tư nước ngoài chờ đợi. Lượng vốn ngoại ồ ạt mua vào có thể xem là để đón trước một thời mới đang đến với ngành Điện. Tỷ lệ trên 40% tổng khối lượng giao dịch của các cổ phiếu ngành Điện giao dịch trong mỗi phiên thuộc về nhà đầu tư nước ngoài liên tục được duy trì; giá VSH cũng bắt đầu trở lại.
Sau một thời gian khá trầm, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu tăng tốc từ cú hích của thành công APEC 2006 và đặc biệt là sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Và đầu tháng 12 này chỉ số VN Index liên tục lập những kỷ lục mới; mức giá 27.000 đồng hồi tháng 8 lùi sâu, nhường chỗ cho sự thăng hoa ấn tượng của VSH, lên tới trên 47.000 đồng và thường có mặt trong tốp 5 cổ phiếu được khớp lệnh nhiều nhất. Không chỉ riêng VSH, các cổ phiếu khác của ngành Điện cũng tự tin ở những mức cao mới: cổ phiếu Nhiệt điện Phả Lại (PPC) cũng đã tiếp cận mốc 40.000 đông; cổ phiếu Điện lực Khánh Hòa (KHP) cũng lên mức 2.5000 đồng.
Ra "sân chơi" lớn .
Những ngày cuối năm này, thị trựờng chứng khoán đang chứng kiến một cuộc chạy đua niêm yết nước rút của. đông đảo doanh nghiệp, một phần từ mục đích hưởng ưu đãi thuế. Bên cạnh cuộc đua này, có một dòng chảy nhỏ hơn, lẻ hơn là những cổ phiếu của ngành Điện, nhưng lại được giới đầu tư đặc biệt chú ý: chuyển sàn
Đó là nhiệt điện Phả Lại, Điện lực Khánh Hoà, với điểm đến mới lạ Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM, sau hơn một năm gắn bó với sàn Hà Nội. Tâm điểm đang đặt ở Nhiệt điện Phả Lại (PPC) khi đây là đại gia lớn nhất trên thị trường. PPC có vốn điều lệ lên tới trên 3.000 tỷ đông, sự dịch chuyển của PPC có tác động rất lớn đến nguồn hàng, quy mô thị trường của cả hai sàn Nam và Bắc. Vào Nam, PPC sẽ đẩy lùi Vinamilk, Sacombank để trở thành công ty lớn nhất trên thị trường niêm yết, đúng với nguyên nghĩa của từ niêm yết này.
Nói nguyên nghĩa để có thể giải thích một phần lý do PPC đến với sàn TP.HCM, thay vì giao dịch ở sàn Hà Nội. ''Sân chơi'' sẽ lớn hơn, không khí sôi động hơn, quảng bá thương hiệu tốt hơn:.. Đây cũng là hướng đi, mục đích của Điện lực Khánh Hòa. Còn tại sàn Hà Nội, một cổ phiếu ngành Điện mới lại xuất hiện: Thủy điện Nà Lơi.