Hội nghị bàn tròn Bộ trưởng Năng lượng Châu Á lần thứ 9 do Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF) và Bộ Dầu mỏ và Khí thiên nhiên Ấn Độ phối hợp tổ chức.
Việt Nam là thành viên của IEF từ năm 2011, Hội nghị cấp Bộ trưởng được tổ chức 02 năm một lần, với vai trò là thành viên của IEF, Việt Nam luôn được mời tham dự hội nghị để bàn về các lộ trình mới cho an ninh năng lượng, tăng trưởng toàn diện và chuyển đổi năng lượng.
Hội nghị có sự tham dự của các diễn giả và khách chính bao gồm: ông Hardeep Singh Puri, Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ & Khí đốt Tự nhiên Ấn Độ RK Singh; Hoàng tử Abdulaziz bin Salman Al-Saud, Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Vương quốc Saudi Arabia; Tiến sĩ Sultan Ahmed Al Jaber - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ tiên tiến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất; Đặc phái viên về Biến đổi Khí hậu của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Haitham Al Ghais; Tổng thư ký Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) - Fatih Birol; Giám đốc Điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế - Joseph McMonigle; Tổng thư ký Diễn đàn Năng lượng Quốc tế; Tổng Giám đốc, Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) - Francesco La Camera.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương, ông Bùi Trung Thướng - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ đã tham dự Tuần lễ năng lượng Ấn Độ và Hội nghị bàn tròn năng lượng cấp Bộ trưởng các nước Châu Á (AMER9) với chủ đề “Tăng trưởng, Hợp tác và Chuyển đổi” diễn ra từ ngày 06 đến 08/02/2023 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Bangalore, Ấn Độ.
Hội nghị AMER9 có 02 phiên trao đổi với nội dung: (i) Giải pháp trước thánh thức về an ninh năng lượng và công bằng xã hội trong bối cảnh thế giới đầy biến động và (ii) Châu Á: Trung tâm của nhu cầu và động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổi năng lượng.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng năng lượng các nước châu Á đã trao đổi về cách giải quyết những thách thức về an ninh năng lượng và công cụ để xác định sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và tình trạng chuyển đổi. Trọng tâm của thị trường năng lượng toàn cầu đã chuyển đến Châu Á - nơi sinh sống của 60% dân số thế giới, trước khi sự bùng phát của đại dịch COVID-19, với mục tiêu bảo vệ một tương lai bền vững và an toàn cho các nền kinh tế đa dạng giúp cho Châu Á trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Và cách làm thế nào người tiêu dùng châu Á hợp tác với các nhà sản xuất năng lượng đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và vượt qua các thách thức về công lý.
Link gốc
Theo: Moit