Sự kiện

Nhìn lại những công trình cấp điện cho đồng bào dân tộc

Thứ hai, 16/9/2013 | 08:55 GMT+7
Trong suốt quá trình gần 40 năm qua, kể từ ngày tiếp quản ngành Điện phía Nam đến nay, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) luôn nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó, đó là: Vượt qua mọi khó khăn để đảm bảo cung cấp điện ổn định với yêu cầu ngày càng cao và về sản lượng và chất lượng dịch vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
 Một trong những thành tích mà EVN SPC đạt được có ý nghĩa góp phần quan trọng vào đảm bảo an sinh phúc lợi xã hội là sự nghiệp đưa điện về nông thôn, miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

Trong những năm qua Nhà nước rất chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu vực đồng bào dân tộc sinh sống thông qua các Chương trình 134 và 135, các dự án đầu tư xây dựng của các ngành giao thông, y tế, giáo dục, bưu chính viễn thông và điện lực. Các chương trình, dự án này đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tuy nhiên tỉ lệ hộ đồng bào dân tộc nghèo vẫn còn cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc vẫn còn nhiều thiếu thốn và yếu kém, và vẫn là vấn đề mà nhân dân và Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Đồng bào các dân tộc ít người ở các tỉnh thành phía Nam từ Ninh Thuận đến Cà Mau chủ yếu sống trong khu vực đồi núi, vùng sâu hẻo lánh cách xa các trung tâm đô thị nên việc tiếp cận những giá trị văn hóa tiến bộ, những ưu đãi từ nền văn minh bên ngoài đều bị hạn chế và việc sử dụng điện của đồng bào dân tộc cũng không thuận lợi như khu vực thành thị. Về địa hình, khu vực sinh sống của đồng bào dân tộc cũng ít có điều kiện để phát triển như những khu đô thị, cũng như cơ hội tìm hiểu từ thông tin không được kịp thời. Không có điện, khó khăn về mọi mặt: từ văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ, phong tục tập quán, xã hội, nghệ thuật cũng như những hoạt động kinh tế, giao thông. Bên cạnh đó việc làm kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc không có đất sản xuất phải làm thuê, và họ cũng chưa học hỏi được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nên năng suất đạt được rất thấp so với bình quân chung trong vùng. Mức sống thực tế, trình độ dân trí thấp, nền văn hóa tiến bộ bị hạn chế, chính vì thế dẫn đến kinh tế của đồng bào dân tộc không phát triển.
 


Gắn điện kế cho một hộ dân Khmer tỉnh Kiên Giang
.

Trong những năm qua Nhà nước rất chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu vực đồng bào dân tộc sinh sống thông qua các Chương trình 134 và 135, các dự án đầu tư xây dựng của các ngành giao thông, y tế, giáo dục, bưu chính viễn thông và điện lực. Các chương trình, dự án này đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tuy nhiên tỉ lệ hộ đồng bào dân tộc nghèo vẫn còn cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc vẫn còn nhiều thiếu thốn và yếu kém, và vẫn là vấn đề mà nhân dân và Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Ý thức trách nhiệm của mình, nhiều năm qua Tổng công ty Điện lực miền Nam đã tập trung đầu tư mở rộng mạng lưới điện tại khu vực, tạo điều kiện thuận lợi để có thêm nhiều gia đình đồng bào được sử dụng điện trong sinh hoạt và sản xuất, sẽ phát huy mạnh mẽ hơn nữa hiệu quả từ các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo. Cùng với các dự án giao thông nông thôn và các dự án y tế, văn hóa, giáo dục xóa đói, giảm nghèo khác, các dự án cấp điện còn góp phần thúc đẩy thực hiện quy hoạch dân cư ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc.

Có thể kể đến các dự án được đầu tư cho đồng bào dân tộc trong thời gian gần đây trong các tỉnh phí Nam:

Dự án cấp điện cho đồng bào dân tộc khmer chủ yếu ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và các hộ dân tộc thôn buôn tại Lâm Đồng có tổng mức đầu tư trên 1066,455 tỷ đồng. Việc đầu tư cung cấp lưới điện cho đồng bào dân tộc hoàn toàn miễn phí. Nguồn và thiết bị rất tốn kém, nhưng tất cả các hộ dân nằm trong vùng dự án không phải đóng một khoản chi phí nào, từ đường điện vào nhà đến điện kế, kể cả hệ thống chiếu sáng sinh hoạt sau công-tơ cho mỗi hộ như: một bóng đèn compact và đuôi đèn; một bảng điện gồm bảng nhựa, ổ cắm, công tắc điện và cầu chì; năm mét dây dẫn đều được hỗ trợ. Mặc khác, khi thi công dự án, đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác triển khai đầu tư xây dựng lưới điện: như địa bàn dự án khá rộng và phức tạp, cự ly di chuyển xa, ảnh hưởng của khí hậu mưa nhiều, khó khăn trong giải phóng mặt bằng thi công và hành lang an toàn lưới điện nhưng giữa ngành điện, địa phương và các đơn vị liên quan luôn cố gắng phối hợp chặt chẽ với người dân để đẩy nhanh tiến độ thi công, bảo đảm chất lượng công trình để cấp điện kịp thời cho người dân.

"Trước đây không có điện, ban đêm tối thui, muốn đi lại phải lấy lá dừa bó lại làm đuốc lần mò đường mà đi; trộm cắp hoành hành. Con cái học hành phải đốt đèn dầu, chớ đâu có sáng sủa như bây giờ. Bà con mừng nhất là được nghe đài, xem ti-vi thoải mái để học hỏi cách làm ăn phát triển kinh tế gia đình, hiểu biết pháp luật để chấp hành tốt... Cuộc sống giờ khá giả hơn trước nhiều rồi”.

Tính đến nay dự án đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi để có thêm nhiều hộ dân tộc được sử dụng điện trong sinh hoạt và sản xuất: như tại Trà Vinh ngành điện triển khai đã nâng tỷ lệ số hộ Khmer được sử dụng điện tăng từ  81,53%  lên trên 92%. Tại tỉnh Kiên Giang số hộ Khmer có điện tăng từ 74,41% lên 94,45%. Tại tỉnh Sóc Trăng dự án nâng tỷ lệ hộ đồng bào Khmer tăng từ 68,45% lên trên 90%. Tại tỉnh Bạc Liêu đưa tỷ lệ hộ gia đình người Khmer có điện tăng từ khoảng trên 75% lên 95%. Tại tỉnh Lâm Đồng tỉ lệ đồng bào dân tộc ở thôn buôn tăng từ 67% lên trên 94%.

Điện đóng vai trò quan trọng đối với toàn xã hội. Điện về đã tạo tiền đề phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc, thúc đẩy nông thôn phát triển toàn diện, góp phần tăng năng suất cây trồng và các sản phẩm nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế các địa phương và tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc, thuận lợi cho việc cung cấp các kiến thức khoa học kỹ thuật phục vụ đời sống và việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến từng hộ gia đình thông qua các phương tiện thông tin liên lạc.

Điện về làm thay đổi đời sống của đồng bào dân tộc “Không chỉ có đồng lúa mà rẫy bắp, dưa, khoai, giàn bầu, liếp mía... đều được dòng điện đưa nước ngọt về tắm mát. Ðiện kéo đến đâu, xóm, ấp theo đó mà thay đổi, phát triển từng ngày. Các phum sóc rộn lên tiếng nhạc ngũ âm như đang chào đón vụ mùa bội thu, mừng cuộc sống no ấm”. Bằng việc thực hiện các dự án này, đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đến việc nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho đồng bào dân tộc, góp phần vào công cuộc xóa đói. Đây là việc thiết thực, cần thiết để giúp các địa phương thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đến năm 2020 với các mục tiêu phát triển vững mạnh về kinh tế - xã hội, vững chắc về an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc. “Bà con dân tộc Khmer cảm ơn Ðảng, Nhà nước nhiều lắm”.

Dự án cấp điện cho đồng bào dân tộc rất cần thiết trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay. Niềm vui sẽ tràn đầy trong mắt các em nhỏ đến cụ già, khoảng cách từ miền quê đến các vùng xa xôi xích lại gần nhau hơn. Có điện các phương tiện truyền thông cũng về với bản làng, điều kiện tiếp cận khoa học - kỹ thuật, các phương pháp sản xuất có năng suất, chất lượng cao hơn cũng đến với đồng bào dân tộc một cách dễ dàng. Ngành điện đã từng bước đưa cuộc sống ổn định, xóa bỏ dần khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào đân tộc. Với những Cán bộ công nhân viên ngành điện, niềm vui của các hộ dân được cấp điện mới, cũng chính là niềm mong mỏi và hạnh phúc lớn lao của cả tập thể những người làm Điện./.
 
Theo: EVN SPC