Thắp sáng niềm tin cho đồng bào Tây Nguyên
Thứ hai, 1/8/2011 | 11:08 GMT+7
<p style="text-align: justify;">“Trước khi chưa có điện, đồng bào Ja Rai lam lũ lắm. Đời sống vô cùng khó khăn, quanh năm suốt tháng chỉ quen với ngọn đèn dầu leo lét. Mà dầu cũng do Nhà nước hỗ trợ. Dân dùng máy nổ để tưới tiêu, tốn tiền lắm. Gạo cũng phải tự giã. Nhờ Đảng và Chính phủ đem cái ánh sáng đến, đời sống người Tây Nguyên đã cải thiện hơn nhiều. Thế là cái bụng vui lắm rồi.”</p>
<p> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Đó không chỉ là tâm sự của Trưởng thôn Mrông Ngó 3 Ksor Kri mà cũng là những trải lòng của biết bao hộ đồng bào mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trong dự án cấp điện cho các thôn buôn Tây Nguyên. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Dự án cấp điện cho các thôn buôn chưa có điện 4 tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk và Đăk Nông được Chính phủ phê duyệt từ năm 2006 đến nay đã hoàn thành được gần 2 năm. Riêng hạng mục cấp điện thôn Tân Bình, xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) do vướng rừng quốc gia Chư Mô Ray nên việc triển khai lập thủ tục để xin phép giải phóng rừng rất phức tạp và tốn nhiều thời gian nên đến cuối năm 2010 mới hoàn thành đóng điện. Tổng mức đầu tư dự án là 1.121 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 85% và vốn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chiếm 15%.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Để thực hiện nhiệm vụ do EVN giao, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVN CPC) đã xây dựng 1.453km đường dây trung áp, 1.338km đường dây hạ áp và 803 trạm biến áp (TBA), lắp đặt công tơ, nhánh rẽ và mạng điện trong nhà để đưa điện về 63.286 hộ dân thuộc 852 thôn buôn. Đây cũng là ưu điểm của dự án so với các dự án điện khác.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai Nguyễn Quang Hiền, lúc đầu khảo sát, các chuyên gia ADB đều cho rằng đồng bào không có khả năng chi trả do mức thu nhập quá thấp. Dự án đa số kéo điện đến các thôn buôn xa xôi hẻo lánh, kinh tế kém phát triển, dân cư thưa thớt, người dân còn nghèo và lạc hậu. Do vậy đặc điểm của dự án là không tính đến lợi nhuận kinh tế mà nhắm đến sự phát triển dân sinh vì suất đầu tư lớn (13 triệu đồng/hộ). </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo đánh giá của EVN CPC, sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, dự án đã tạo động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội, góp phần ổn định chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên. Trò chuyện với Gìa làng Rơ Châm Rú, 70 tuổi ở làng Mơrông Ngó 3-4, xã IAKA trong ngôi nhà lát đá hoa khang trang, thực tế đã trả lời như thế.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
“Già cảm ơn Đảng, Nhà nước, Bác Hồ, cảm ơn ngành điện đã đưa điện về để từ đó đồng bào trong làng khoan cái giếng trong nhà tưới cây cà phê, không phải ra suối gùi nước cách nhà hàng cây số. Dân trong làng phấn khởi lắm, kinh tế bớt khó khăn hơn nhiều. Trẻ em được học hành để về sau có thể tự lo được bản thân, không gặp cái đói nghèo đã đeo bám dân làng bấy lâu nay”, Gìa Rơ Châm Rú nói. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Quý trọng công lao mà Đảng và Nhà nước đem lại, Gìa còn thường xuyên nhắc nhở dân trong làng bảo vệ an toàn đường dây điện, đặc biệt trẻ em không leo trèo cột điện để bắt chim.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Già cũng cho biết hai thôn buôn trong làng hiện nay có 367 hộ nhưng mới có 176 hộ có điện từ dự án. Hầu hết số hộ này đã được hưởng mức giá điện ưu đãi của Chính phủ, tức là được hỗ trợ 30.000đ/hộ/tháng. Số hộ còn lại chưa có điện quốc gia vẫn nhiều, chủ yếu là mới tách hộ nên họ dùng điện tự kéo, rất cần Nhà nước quan tâm đầu tư tiếp.  </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Làng Mrông chỉ là 1 trong 7 làng đồng bào dân tộc thiểu số Ja Rai và Ba Na của xã IAKA, huyện Chư Pảh (Gia Lai) được hưởng lợi từ dự án này. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Công Sơn cho biết, từ khi 7 làng này có điện lưới quốc gia, số hộ dùng điện trong xã hiện đã nâng lên 99%, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ năm 2004 đến 2011 là 10%/năm, diện tích gieo trồng cũng tăng lên 2.394ha. Riêng cây lúa đã khai thác hết diện tích sản xuất lúa nước và đưa vụ đông xuân trở thành chính vụ với năng suất đạt 50,5 tạ/ha. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
“Có điện đã khuyến khích đồng bào có điều kiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp; đầu tư thâm canh tăng năng suất, góp phần thúc  đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới năm 2010 chỉ còn 537 hộ, chiếm 35,56% tổng số hộ toàn xã”, Chủ tịch Sơn khẳng định.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Đến với xã Đăk Năng, thành phố Kon Tum, chúng tôi cũng không ngờ xã này lại có một trụ sở mới xây rộng đến như vậy. Xã có 574 hộ và 5 thôn, chủ yếu là dân tộc Rơ Ngao; trong đó có 2 thôn là Pleiwăk và Pleijob với 300 hộ là những thôn đầu tiên được cấp điện từ dự án thôn buôn Tây Nguyên ở Kon Tum.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Phó Chủ tịch xã Võ Minh Quang cho biết, trước khi có điện, đời sống sinh hoạt của đồng bào ở hai thôn khó khăn lắm, nhất là trong tưới tiêu, nhưng nay thì khác rồi. 100% hộ trong thôn đã sắm tivi, nồi cơm điện, bơm KAMA để tưới cà phê, cao su, cải tạo vườn tạp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống bằng trồng các loại rau ngắn ngày, phát triển chăn nuôi, con cái được học hành. Tập quán sản xuất cũng thay đổi, từ lúa rẫy, lúa tỉa không đem hiệu quả kinh tế sang  trồng lúa nước; chuyển từ trồng cà phê mít năng suất, chất lượng kém sang cà phê Rô (robusta) năng suất và chất lượng cao.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
“Từ khi cả 5 thôn có điện, các chủ trương của Đảng và Nhà nước thường xuyên được phát trên 10 đài truyền hình thôn. Đời sống văn hoá tinh thần người dân trong xã ngày càng được cải thiện. Người dân gửi niềm tin tới Đảng, Chính phủ đã quan tâm tới đời sống đồng bào dân tộc, góp phần xoá đói giảm nghèo. Nghị quyết HĐND xã phấn đấu năm nay giảm còn 100 hộ nghèo bằng đầu tư từ các chương trình của Nhà nước, các chương trình xoá đói giảm nghèo”, Phó Chủ tịch Quang bày tỏ.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Đến với gia đình anh A Si, sinh năm 1967 ở thôn Plei Wăkkhi anh đang chuẩn bị chở những giống cao su mới ươm ra vườn trồng. Anh hồ hởi nói: “Trước năm 2008 khi chưa có điện, nhà tôi toàn đốt lửa bằng củi, cây hoặc dùng dầu để thắp sáng. Mỗi ngày vợ tôi phải gùi đến 100 gùi nước từ suối Đăk Pren xa nhà một cây số để tưới cao su. Khi có điện rồi, tôi đã sắm ti vi, mua nồi cơm điện, đào giếng để bơm nước tưới bằng máy KAMA. Trước đây gia đình chỉ trồng 1ha, nay đang cho thu hoạch vụ mủ đầu tiên và trồng thêm 2ha cao su, trồng 3 sào lúa, 1ha mì, cho thu hoạch mỗi năm hàng chục triệu đồng. Thế là những nỗi khổ trước đây không còn nữa”.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Đến ông A Cách, nhà ở thôn Đăk Brỏi, xã Đăk Nhoong, Đăk Glei (Kon Tum) cũng phát biểu: Trước dân chúng tôi khổ vì chưa có điện, có nhà có, có nhà không, chỉ thắp xà nu. Nhưng giờ được Nhà nước quan tâm kéo điện quốc gia về đây, chúng tôi vừa sử dụng điện thắp sáng, vừa sắm ti vi, quạt máy, nồi cơm điện. Hàng ngày được theo dõi các chương trình phổ biến kiến thức trồng trọt chăn nuôi rất hữu hiệu đối với bà con. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Kon Tum là tỉnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, nguồn điện chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân. Nhờ lưới điện không ngừng được mở rộng đến với khắp các thôn, làng nên sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn tăng nhanh qua các năm. Ngay ở những địa bàn xa cách nhất tỉnh hôm nay cũng sáng bừng ánh điện. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Không chỉ làm thay đổi đời sống tinh thần của đồng bào, mà từ khi có điện, tại các xã vùng sâu vùng xa đã có nhiều cơ sở thu mua, chế biến nông sản tại chỗ tiêu thụ khá lớn lượng nông sản của bà con, tránh bị tư thương ép giá như những năm trước đây. Đến nay, gần như ở thôn nào cũng có máy xay xát gạo chạy bằng điện. Bà con đã sử dụng máy bơm nước phục vụ tưới tiêu.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Giữa nơi núi rừng heo hắt, giờ đây những nhà máy, xí nghiệp đã mọc lên. Những cơ sở sản xuất, chế biến tinh bột sắn, mủ cao su đã tiêu thụ hết sản phẩm của đồng bào. Riêng Nhà máy chế biến cao su Ngọc Hồi, công suất 4.500 tấn sản phẩm/năm đã tiêu thụ hết sản lượng mủ của các nông trường và đồng bào trong khu vực không phải chuyển đi nơi khác và còn giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, đưa miền  đất này ngày một đi lên.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Chính dòng điện đã góp phần làm nên những điều kỳ kiệu như thế. Và cũng chỉ Đảng và Chính phủ mới “xây” được điều kỳ diệu đó. Rồi trong tương lai không xa, dự án đưa điện về các thôn buôn chưa có điện ở Tây Nguyên tiếp tục được triển khai ở những vùng sâu, vùng xa. Lưới điện tiếp tục được mở rộng, nối dài, vượt qua núi, qua sông, qua những con đường gập ghềnh, cheo leo, trắc trở, mang ánh sáng đến với mọi nhà.<br />
<br />
Tuy nhiên, tập quán của đồng bào dân tộc là sống rải rác, quen với phong tục bám rừng nên dự án đưa điện về thôn buôn Tây Nguyên được triển khai tiếp giai đoạn 2 còn phải tuỳ thuộc vào việc di canh di cư của đồng bào. Ngay ở Gia Lai hiện còn đến 17.478 hộ chưa có điện do ở quá xa các trung tâm thôn buôn mà Công ty Điện lực Gia Lai đã đưa điện về. Kon Tum cũng còn đến 562 hộ chưa có điện. Niềm vui chưa trọn vẹn ấy âu cũng là nỗi niềm trăn trở của ngành điện khi chưa làm tròn trách nhiệm với Đảng và Nhà nước./.<br />
</span></p>
Bài: Mai Phương. Ảnh: Ngọc Hà