Đào móng đặt cột xây dựng đường dây 110 kV đầu tiên trên miền Bắc (năm 1960)
Hào hùng trong chiến tranh
Thời kỳ chống chiến tranh phá hoạt của giặc Mỹ ở miền Bắc, ngay từ đầu, các cơ sở điện lực đã đều là mục tiêu bắn phá của máy bay Mỹ và trong giai đoạn này. Nhà máy điện Vinh (Nghệ An) phải hứng chịu khoảng 8.000 quả bom, mỗi mét vuông đất phải hứng chịu khoảng 100kg thuốc nổ; Nhà máy điện Thanh Hóa có đợt 3 ngày liền chịu 27 trận không kích với 500 quả bom các loại; ngày 22-12-1965, tại nhà máy điện Uông Bí có tới 99 lượt máy bay đánh xối xả khắp nhà máy. Đế quốc Mỹ đã dùng bom định hướng, tên lửa và nhiều loại bom khác nhằm xóa sổ nhà máy điện Hải Phòng, nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội). Bác Hồ kính yêu đã kêu gọi chống Mỹ cứu nước, thấm nhuần chân lý “không có gì quý hơn độc lập tự do”, CBCNV PC1 đã sẵn sàng bước vào thế trận mới với quyết tâm “giữ vững dòng điện trong mọi tình huống”, bom đạn ngừng thì tranh thủ phục hồi máy, dây đứt thì nối dây. Nhiều nhà máy vẫn đạt công suất thiết kế, thậm chí, hệ thống nguồn và lưới điện vẫn tiếp tục được củng cố, bổ sung thêm, đặc biệt là nguồn diezel nhằm tạo những nhà máy điện nhỏ phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp địa phương.
Tại Hà Nội, bom đạn Mỹ rải khắp các dãy phố Cửa bắc, Châu Long, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Hồng Thái, Quán Thánh…nhà cửa, cây cối, cột điện đổ ngổn ngang nhưng nhà máy điện yên Phụ vẫn hiên ngang đứng vững, dòng điện từ đó vẫn tỏa sáng Thủ đô.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc lần thứ 2, đế quốc Mỹ sử dụng phương tiện chiến tranh hiện đại hơn, đánh phá ác liệt hơn và các mục tiêu đánh phá đều mang tính chất huỷ diệt. Mục tiêu mở màn chiến dịch đánh phá là nhà máy điện và các trạm điện đầu mối. Các nhà máy điện Vinh, Uông Bí, Yên Phụ…một lần nữa lại hứng chịu hàng trăm quả bom cỡ lớn. Tại hà Nội, vành đai Đông Bắc, hàng loạt cột điện sập đổ, vùi sâu trong các hố bom.
Trong chiến tranh, nhiều tấm gương tràn đầy khí phách anh hùng đã xuất hiện như các đồng chí Đỗ Chanh (Thanh Hóa), Nguyễn Đình Thành (Hà Nội) …đã xông vào lửa đạn, xả thân lăn mình để cứu máy, cứu lò.; 121 CBCNV công ty ngã xuống vì dòng điện thân yêu.
Trưởng thành trong đổi mới
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải tiến quản lý kinh tế, năm 1969, Công ty Điện lực (nay là PC1) được thành lập hoạt độgntheo chế độ hạch toán kinh tế. Từ đây, PC1 chính thức đi vào hoạt động với đầy đủ tư các pháp nhân là một công ty quốc doanh quản lý và cung cấp điện cho toàn miền Bắc XHCN. Việc chuyển từ cụ quản lý nhà nước sang hình thức sản xuất kinh doanh theo chế độ hạch toán độc lập, đồng thời làm nhiệm vụ quản lý nhà nước trên lĩnh vực điện năng là bước ngặt có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển điện lực ở Việt Nam.
Sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, miền Bắc bị tàn phá nặng nề. Hầu hết các nhà máy điện, trạm biến áp lớn bị hư hỏng nặng. Tổng công suất điện bị phá huỷ chiếm tới 25% công suất điện miền Bắc. Đây là giai đoạn khó khăn nhất đối với ngành điện lúc bấy giờ, vì ngành điện vừa phải khẩn trương tập trung mọi khả năng, trí tuệ nhanh chóng khôi phục thiết bị, đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại ổn định; vừa phải tổ chức, sắp xếp lại nhân sự cho phù hợp với cơ chế mới.
Với quyết tâm khôi phục sản xuất, củng cố quản lý làm nhiệm vụ hàng đầu, nên chỉ trong 2 năm (1970-1971), PC1 đã khôi phục lại hầu hết các nhà máy điện bị hư hỏng trong chiến tranh. Sản lượng điện năm 1971 thực hiện vượt mức kế hoạch, tăng 28,1% so với năm 1970, bước đầu có lãi và thực hiện tích luỹ cho Nhà nước.
Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước chuyển sang một giai đoạn mới, cùng đi lên CNXH. Công việc đầu tiên sau khi đất nước thốngnhất là khôi phục, củng cố hệ thống điện, thống nhất ngành điện trong cả nước. Công ty Điện lực vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất, vừa san sẻ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công nhân lành nghề vào tiếp quản các cơ sở vật chất của ngành ở miền Nam.
Năm 1981, PC1 thực hiện Quy hoạch Tổng sơ đồ phát triển điện giai đoạn 1981-1985 (gọi tắt là TSĐ 1). Đây là bước đi đầu tiên quan trọng không chỉ đối với ngành Điện Việt Nam mà còn được coi là là chiến lược hàng đầu của Nhà nước vì quyết định đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong giai đoạn này, PC1 đã triển khai thực hiện công trình có tầm cỡ quốc gia là Nhà máy điện Phả Lại; xúc tiến xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình. Hàng loạt đường dây 110kV và 220kV huyết mạch của miền Bắc đang vận hành hiện nay cũng được xây dựng ở thời kỳ này.
|
Điện lực Lai Châu nỗ lực đưa điện đến các xã vùng sâu vùng xa trên địa bàn. Ảnh: Ngọc Hà |
Hiện nay, PC1 quản lý và cung cấp điện trên địa bàn 24 tỉnh phía Bắc. Hầu hết hệ thống điện do PC1 quản lý là vùng nông thôn, miền núi nên việc tiếp nhận lưới điện nông thôn khó khăn hơn các đơn vị khác. Tuy vậy, PC1 luôn là đơn vị dẫn đầu toàn ngành về công tác tiếp nhận lưới điện trung áp nông thôn và phát triển lưới đưa điện về các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và biên giới. Tính đến nay, PC1 đã phê duyệt được đề án tiếp nhận cho 2.720 xã, phê duyệt phương án đầu tư sau tiếp nhận cho 1.023 xã.
Ngoài nhiệm vụ cung ứng điện, PC1 đã có nhiều thành công về hợp tác đầu tư với nước ngoài, như liên doanh sản xuất tủ bảng điện và vật tư thiết bị điện khác; lắp ráp công tư điện tử 1 pha và 3 pha; nghiên cứu sản xuất sứ thuỷ tinh cách điện; hợptác đầu tư các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ…
Đồng thời với việc tìm kiếm đối tác nước ngoài để hình thành các dự án liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh về điện lực, PC1 đã tìm kiếm và quản lý tốt các dự án vay vốn nước ngoài như: Dự án cải tạo lưới điện TP Vinh (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), TP Hà Tĩnh, TP Hải Dương, TP Thanh Hóa, Thị xã Sầm Sơn; xây dựng đường dây 110kV Lạng Sơn- Cao Bằng; cấp điện mới cho 1.235 xã thuộc các tỉnh miền Bắc…
Do đã có nhiệu thành tích đặc biệt suất sắc trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, năm 2002, Nhà nước đã tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho tập thể CBCNV Công ty Điện lực /