Chuẩn bị cho Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm:Được và chưa được từ thị trường điện nội bộ

Thứ năm, 12/10/2006 | 00:00 GMT+7

Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm đang được triển khai ở Việt Nam thực chất là thị trường điện một phần, nên chỉ có 8 nhà máy trực tiếp tham gia thị trường đó là: Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình, Thác Bà, Thác Mơ, Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi, Bà Rịa, Vĩnh Sơn-Sông Hinh. Các nhà máy còn lại không trực tiếp tham gia thị trường điện, đó là các nhà máy IPP, Thủ đức, Cần Thơ, đã có các hợp đồng dài hạn cới EVN, cụm Phú Mỹ và 3 nhà máy thuỷ điện hạch toán phụ thuộc.

 

Nhà máy Thuỷ điện Hàm Thuận-Đa Mi

Theo dự thảo mô hình thị trường điện đang được xây dựng thì những nhà máy không trực tiếp tham gia thị trường điện sẽ gián tiếp tham gia thị trường thông qua Tổ công tác đặc biệt chào giá thay nằm trong cơ quan mua bán điện trong thời gian đầu sau đó là các đơn vị chào thay riêng rẽ ở giai đoạn sau. Một phương án khác là cho phép thành lập Tổ công tác đặc biệt nằm trong Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (Ao) để có kế hoạch khai thác các nhà máy tham gia ở giai đoạn đầu sau đó ở bước 2 sẽ tách tổ công tác này ra khỏi Ao để hình thành nên các nhóm chào gia thay riêng rẽ (với phương án này, Cty mua chỉ tiếp quản chức năng chào gia thay IPP, Thủ đức và Cần Thơ ở giai đoạn 2).

Theo phân tích của EVN, phương án 1 bảo đảm được nguyên tắc cơ bản của thị trường là tạo điều kiện cho Ao ở vị trí trung lập, không phân biệt đối xử đối với các nhà máy trong và ngoài thị trường. Tuy nhiên, nhược điểm là khó khăn trong việc vừa bảo đảm tiến độ đưa thị trường vào sớm vừa có thể xây dựng được  một đội ngũ nhân viên trong Tổ công tác đặc biệt có đủ năng lực thự chiện nhiệm vụ mà hiện nay Ao đang thực hiện. Phương án 2, có thể đưa thị trường vào vận hành sớm hơn nhưng không bảo đảm được tính khách quan, minh bạch trong hoạt động quản lý vận hành thị trường và hệ thống của Ao.

Với dự thảo mô hình thị trường đang được xây dựng, các nhà máy tham gia thị trường sẽ chào bán toàn bộ điện năng sẵn sàng trên thị trường giai ngay (trước mắt thị trường ngày tới, sau chuyển sang thị trường giờ khi đủ điều kiện) theo đúng quy định thị trường, giai dịch của họ bị khống chế bởi các hợp đồng tài chính được ký từ đầu năm giữa các nhà máy và Cty mua bán điện. Mức sản lượng mua theo hợp đồng tài chính chiếm 95% sản lượng kế hoạch năm và giá điện sử dụng ngay giá của các hợp đồng hiện hữu.

Các đơn vị phát điện không trực tiếp tham gia thị trường trước mắt sẽ do Cty mua bán điện chào giá thay (giải pháp vừa đơn giản vừa bảo đảm giảm thiểu rủi ro tài chính cho EVN). Như vậy, Cy mua bán điện vừa là công ty mua toàn bộ điện năng trên hệ thống vừa là thành viên trong khâu phát điện tham gia thị trường, nâng tổng số các Cty phát điện tham gia thị trường là 9 thành viên. Cty mua sẽ chào giá thay cho tất cả các IPP, cụm Phú Mỹ và các nhà máy thuỷ điện hạch toán phụ thuộc nhằm mục tiêu tối thiểu hóa tổng chi phí mua điện.

Thị trường điện nội bộ được EVN triển khai từ ngày 1-7-2005, với 8 đơn vị phát điện tham gia; Ao là đơn vị vận hành thị trường (MO) và vận hành hệ thống (SO) và EVN làm nhiện vụ quản lý thị trường điện nội bộ.

Thị trường điện nội bộ đang thực hiện là thị trường điện ngày tới, theo đó toàn bộ sản lượng điện của các nhà máy gia thị trường được giao dịch trên thị trường. Giá mua bán điện trong năm là cố định. Biểu đồ mua điện cho Tcty lập hàng tháng và giao cho từng đơn vị phát điện. Hàng ngày, các đơn vị phát điện tham gia thị trường chào giá và nhận biểu đồ huy động. Căn cứ vào các bản chào của các đơn vị tham gia thị trường và các thông tin liên quan khác, Ao lập phương thức ngày và công bố lịch huy động cho các đơn vị phát điện. Các nhà máy được thanh toán theo giá điện trong các Thỏa thuận mua bán điện năm. Cho đến nay, các đơn vị phát điện, Ao đã làm quen được với hoạt động của thị trường điện như chào giá, tính toán, công bố, trao đổi thông tin thị trường. Tuy nhiên, cũng bộc lộ một số tồn tại như: chưa tạo được động lực để các nhà máy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao động, hợp lý hóa dây chuyền công nghệ sản xuất. Nguyên nhân là do Nhà máy chào giá, nhưng không được thanh toán theo thị trường mà thanh toán theo giá mua bán điện năm; thêm nữa, các nhà máy thuỷ điện như Thác Bà, Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi  lịch huy động không hoàn toàn dựa trên cơ sở chào giá. Nguyên tác cơ bản của thị trường điện là phải minh bạch, rõ ràng. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi có đầy đủ các văn bản pháp lý tối thiểu cho vận hành thị trường. Song hiện nay, thị trường điện nội bộ được vận hành chỉ với Quy định thị trường phát điện cạnh tranh nội bộ EVN và Quy định tạm thời phối hợp vận hành thị trường điện nội bộ. Việc thiếu các văn bản pháp lý dẫn đến không thể triển khai lập lịch điều độ theo giá chào và thanh toán theo giá thị trường.

Bên cạnh đó, do các IPP không tham gia thị trường nhưng khi điều độ vẫn phải dựa trên các nội dung trong hợp đồng. Trong thực tế, các hợp đồng ký kết giữa EVN và các IPP rất đa dạng, có hợp đồng bao tiêu sản lượng, có hợp đồng không bao tiêu, hợp đồng ký giá toàn phần, hợp đồng ký giá công suất, giá điện năng nên gây khó khăn trong điều độ và thiết kế thị trường.

Hiện nay Ao đang vừa đóng vai trò vận hành kinh tế tối ưu cho EVN trong vai trò người mua, vừa bảo đảm lập phương thức theo giá chào (vai trò của MO) và vận hành; đồng thời bảo đảm an ninh hệ thống. Nhưng theo quy định của Luật Điện lực cũng như kinh nghiệm thực hiện thị trường điện của nhiều nước cho thấy cần phải phân biệt và tách bạch rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan mua; cơ quan vận hành hệ thống, cơ quan điều hành giao dịch thị trường./

Thanh Mai (còn nữa)