Thị trường phát điện cạnh tranh dần sôi động
Thứ năm, 14/7/2011 | 09:54 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm đã vận hành được hai tuần (tính từ 1/7/2011). 48 nhà máy điện đã trực tiếp chào giá trên thị trường (đến cuối năm sẽ có 55 nhà máy trực tiếp chào giá).</p>
<p> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Nhà máy nhiệt điện Sơn Động (TKV) tham gia thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, các nhà máy điện có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, có công suất đặt lớn hơn 30 MW đấu nối vào hệ thống điện quốc gia phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, trừ nhà máy điện BOT, nhà máy điện gió và nhà máy điện địa nhiệt.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tổng công suất đặt của các nhà máy điện trực tiếp chào giá trên thị trường chiếm 61% công suất đặt toàn hệ thống. Các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu như Sơn La, Hòa Bình, Ialy…không tham gia chào bán trên thị trường và được vận hành trên cơ sở phối hợp tối ưu giữa các chức năng phát điện với nhiệm vụ xã hội như chống lũ, tưới tiêu. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Ông Ngô Sơn Hải, Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cho biết, tất cả các thông tin vận hành, điều độ, bảng chào giá của các đơn vị đều được công khai trên trang website của Trung tâm.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Trước 15 giờ ngày hôm trước, A0 sẽ công bố công suất huy động, giá chào của các nhà máy và danh sách các tổ máy được huy động. Đồng thời, cảnh báo khả năng thiếu công suất có thể xảy ra nếu có sự trục trặc từ các tổ máy. Tất cả các đơn vị liên quan đều có thể truy cập. Kể cả các hóa đơn thanh toán cũng sẽ được công khai để các đơn vị kiểm tra đối chiếu trước khi thực hiện thanh toán thực sự.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Ông Ngô Sơn Hải cho biết thêm, mục tiêu lớn nhất của giai đoạn thí điểm là thử nghiệm, tập dượt và đánh giá sự biến động của chi phí khâu phát điện và doanh thu của các nhà máy.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Tự tin tham gia thị trường</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Thị trường phát điện thí điểm sẽ kéo dài từ ngày 1/7 đến hết năm 2011 và được dự kiến chia làm 3 giai đoạn.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Giai đoạn 1 sẽ vận hành theo thị trường ảo. Tất cả các nhà máy thuộc đối tượng tham gia thị trường đều phải tham gia chào giá. Tuy nhiên, việc chào giá, lập lịch và thanh toán chỉ thực hiện trên chương trình phần mềm để các đơn vị làm quen.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Việc điều độ và thanh toán thực tế vẫn thực hiện theo hợp đồng. Thời gian này các nhà máy chưa bị bất kỳ ảnh hưởng nào đến chi phí phát điện.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong giai đoạn 2, việc chào giá, xếp lịch và huy động sẽ bắt đầu thực hiện theo bản chào nhưng việc thanh toán vẫn thực hiện theo giá hợp đồng. Vì vậy, sẽ ảnh hưởng một phần đến chi phí phát điện và doanh thu của các nhà máy điện và giai đoạn 3 sẽ thực hiện chào giá, xếp lịch và huy động theo bản chào, việc tính toán thanh toán sẽ theo thị trường nhưng chỉ thực hiện thanh toán thực tế theo thị trường với các đơn vị có đủ điều kiện tham gia thị trường. Khi đó, các nhà máy tham gia thị trường điện sẽ chịu tác động trực tiếp đến giá điện và doanh thu. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, hiện Tập đoàn có 4 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất 1.100 MW. Mặc dù đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là đối với thị trường điện là lĩnh vực còn khá mới mẻ, song  các nhà máy của TKV đã đầu tư để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, gửi cán bộ kỹ sư, đi đào tạo và tham gia thị trường phát điện cạnh tranh từ 1/7.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Ông Nguyễn Chiến Thắng cho biết thêm, hiện tại TKV đang chuẩn bị khởi công xây dựng một số nhà máy nhiệt điện có công suất lớn như nhiệt điên Hải Phòng 2.400 MW, Nhiệt điện Quỳnh Lập, Nghệ An 1.200 MW.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Các nhà máy của TKV đủ tự tin tham gia sân chơi lành mạnh của thị trường phát điện cạnh tranh, ông Nguyễn Chiến Thắng nói.<br />
</span></p>
Theo: Báo Điện tử Chính Phủ