Vận hành thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM): khách hàng sử dụng điện được lợi

Thứ sáu, 1/7/2011 | 11:23 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Mục tiêu cuối cùng của VCGM là góp phần đảm bảo cho khách hàng được sử dụng điện với chất lượng cao nhất và giá cả phù hợp nhất.</p>
<p>&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Trên cơ sở các điều kiện đã cơ bản được đáp ứng, Bộ Công Thương đã quyết định vận hành thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Theo đó, VCGM sẽ vận hành theo mô hình thị trường điện tập trung, chào giá theo chi phí để đảm bảo các mục tiêu ổn định cung cấp điện, ổn định giá điện, tăng tính công khai minh bạch trong vận hành các khâu trong ngành điện, tạo cơ chế thu hút đầu tư vào nguồn điện. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trong VCGM, các đơn vị phát điện sẽ được quyền chủ động chào bán điện trên thị trường, việc điều độ các nhà máy điện sẽ hoàn toàn căn cứ theo bản chào giá của nhà máy theo nguyên tác huy động các mức công suất của các nhà máy có giá chào từ thấp nhất đến cao&#160; đến khi đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện của cả hệ thống. Thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện sẽ được thực hiện theo hai cơ chế: 95% sản lượng điện năng được thanh toán theo hợp đồng mua bán điện giữa các nhà máy điện với Công ty Mua bán điện, 5% sản lượng còn lại sẽ thanh toán theo giá thị trường từng giờ. Tỷ lệ sản lượng điện năng thanh toán theo hợp đồng sẽ được xem xét, điều chỉnh hàng năm trên cơ sở đánh giá hiệu quả vận hành của thị trường và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường phát điện.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Cũng trong VCGM, giá thị trường được xác định theo các bản chào giá của các đơn vị phát điện, phản ánh đúng cân bằng “cung - cầu” của hệ thống điện trong từng thời điểm trong ngày, trong mùa. Mức giá thị trường được áp dụng trong thị trường giao ngay của khâu phát điện, còn biểu giá bán lẻ điện cho các khách hàng vẫn tiếp tục do Nhà nước quản lý nhằm đảm bảo các mục tiêu kinh tế cũng như an sinh xã hội. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm sẽ không ảnh hưởng đến cơ chế quản lý, điều hành các nhà máy điện hiện nay. Nhà nước sẽ tiếp tục nắm giữ các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Các nhà máy điện còn lại thuộc sở hữu của Tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ được tổ chức lại thành các Tổng Công ty phát điện độc lập nhằm tăng quyền chủ động, nâng cao khả năng cạnh tranh của các đơn vị này khi tham gia vào thị trường, đồng thời đảm bảo tính công bằng, minh bạch trên thị trường phát điện cạnh tranh. Trước mắt, các Tổng Công ty phát điện này sẽ tiếp tục trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Đến thời điểm hiện tại, mọi công tác chuẩn bị cho Thị trường phát điện cạnh tranh đã được Bộ Công Thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam và các đơn vị điện lực triển khai thực hiên và đã cơ bản hoàn thành. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <em><strong>Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm dự kiến sẽ được thực hiện theo các giai đoạn:</strong></em></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <em>a)&#160;&#160;&#160; Giai đoạn 1 -</em> Chào giá, xếp lịch và tính toán thanh toán được thực hiện theo đúng các quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh nhưng việc vận hành điều độ và thanh toán thực tế được áp dụng như hiện tại.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><em>b)&#160;&#160;&#160; Giai đoạn 2 -</em> Chào giá, lập lịch và huy động thực tế theo bản chào và tính toán thanh toán theo thị trường nhưng không thanh toán theo giá thị trường mà toàn bộ sản lượng điện năng được thanh toán theo giá hợp đồng;</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <em>c)&#160;&#160;&#160; Giai đoạn 3 - </em>Chào giá, lập lịch và huy động thực tế theo bản chào, tính toán thanh toán theo thị trường. Từng bước thực hiện thanh toán theo thị trường đối với các đơn vị phát điện có đầy đủ điều kiện.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Giai đoạn 1 thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm sẽ bắt đầu vận hành vào ngày 01 tháng 7 năm 2011. Các giai đoạn sau sẽ được Bộ Công Thương cân nhắc quyết định trên cơ sở kết quả thực hiện của giai đoạn 1.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trong tổng số 73 nhà máy điện có công suất đặt lớn hơn 30MW hiện nay có 48 nhà máy điện trực tiếp chào giá trên thị trường (dự kiến đến cuối năm 2011 sẽ có 55 nhà máy điện trực tiếp chào giá). Tổng công suất lắp đặt của các nhà máy trực tiếp chào giá trên thị trường chiếm khoảng 61% công suất toàn hệ thống điện. Các nhà máy BOT (Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2) sẽ do Công ty Mua bán điện chào giá thay để đảm bảo bảo lãnh chính phủ và trách nhiệm thanh toán. Các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu (Sơn La, Hòa Bình, Ialy…)&#160; không tham gia chào giá trên thị trường và được vận hành trên cơ sở phối hợp tối ưu giữa chức năng phát điện với các nhiệm vụ xã hội (chống lũ, tưới tiêu…). </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Việc đưa thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm vào vận hành là bước phát triển quan trọng của ngành điện Việt Nam. Thành công của thị trường thí điểm sẽ là điều kiện cần thiết để chuyển sang vận hành thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh và tạo tiền đề cho việc phát triển lên thị trường bán buôn cạnh tranh và thị trường bán lẻ cạnh tranh theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Về lâu dài, khi thị trường điện được phát triển lên các cấp độ cao hơn, các khách hàng tiêu thụ điện sẽ có cơ hội được lựa chọn nhà cung cấp điện, cũng như được hưởng các lợi ích khác từ thị trường điện cạnh tranh.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Thông tin vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm được cập nhật trên Trang thông tin điện tử thị trường điện, địa chỉ <a href="http://www.nldc.evn.vn.">http://www.nldc.evn.vn.</a></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><span style="background-color: rgb(204, 255, 204);"><span style="font-size: small;">Hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh là chiến lược phát triển dài hạn của ngành điện Việt Nam đã được quy định trong Luật Điện lực năm 2004 và được cụ thể hóa trong Quyết định 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam. </span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="background-color: rgb(204, 255, 204);"><span style="font-size: small;"><br /> Theo đó, thị trường điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo ba (03) cấp độ: i) Thị trường phát điện cạnh tranh (2005-2014); ii) Thị trường bán buôn cạnh tranh (2015-2022); và iii) Thị trường bán lẻ cạnh tranh (sau 2022).</span></span><span style="font-size: small;"><br /> </span></p> PV