VN-Index lùi dần về mốc 260 điểm

Thứ hai, 23/3/2009 | 16:30 GMT+7
Tiếp tục phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp, hôm nay (23/3), chỉ số Vn-Index giảm 6,46 điểm, tương đương với 2,42%, đóng cửa ở mức 260,16 điểm. Tổng khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch cũng giảm mạnh. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 15.457.090 đơn vị, giảm 7,19% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 291,843 tỷ đồng, giảm 11,60% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 1.892.115 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 154,79 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 17.349.205 đơn vị (tăng 3,86% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 446,632 tỷ đồng (tăng 34,91%).

Sau hai phiên điều chỉnh giảm cuối tuần trước, nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu cảm thấy lo lắng cho những khoản lợi nhuận ngắn ngủi vừa kiếm được. Do đó, tâm lý bán chốt lời tiếp tục khiến lượng cung tăng mạnh ngay ở đợt khớp lệnh đầu tiên.
Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 1,76 điểm, xuống 264,86 điểm (tương đương giảm 0,66%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 1.964.540 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 38,12 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 47 mã tăng giá, 48 mã đứng giá tham chiếu, 80 mã giảm giá và 5 mã không có giao dịch là BBT, BHS, SGC, SJ1, ST8. Đáng chú ý, trong đó vẫn có 9 mã tăng trần là DPR, DTT, HRC, MAFPF1, PET, TMC, TNC, TRC, PNJ và 12 mã giảm sàn.

Sang đến đợt khớp lệnh liên tục, sức ép bán ra vẫn tiếp tục tăng cao, trong khi bên mua có phần chững lại trước xu hướng điều chỉnh của thị trường và chờ đợi giá cổ phiếu giảm thêm sau đợt điều chỉnh này. Do đó, sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 5,94 điểm, xuống 260,68 điểm (tương đương giảm 2,23%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 13.305.550 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 249,68 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức thấp nhất trong ngày là 260,16 điểm, giảm 6,46 điểm (tương đương giảm 2,42%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 15.457.090 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 291,84 tỷ đồng.

Trong tổng số 180 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 31 mã tăng giá, 121 mã giảm giá, 24 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 12 mã tăng trần, 41 mã giảm sàn và 4 mã không có giao dịch là BHS, SGC, SJ1, ST8. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 32 mã không còn dư mua.

Phiên giao dịch hôm nay, sàn HOSE tiếp tục có thêm cổ phiếu mới niêm yết là PNJ của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, với khối lượng niêm yết là 30 triệu cổ phiếu và giá tham chiếu là 38.500 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu này nhanh chóng được khớp lệnh ở giá trần ngay từ đầu phiên với lượng dư mua trần khá lớn. Kết thúc phiên, PNJ khớp được 35.010 cổ phiếu, đóng cửa ở mức giá trần 45.600 đồng/cổ phiếu.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 9 cổ phiếu giảm giá. Duy chỉ có VPL giữ nguyên mức giá tham chiếu là 40.500 đồng/cổ phiếu.

Còn lại, HPG giảm 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,36%), còn 27.400 đồng. VNM giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,65%), còn 76.000 đồng. PVF giảm 600 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,55%), còn 16.300 đồng. DPM giảm 800 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,76%), còn 28.200 đồng. HAG giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,78%), còn 52.500 đồng. FPT giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,30%), còn 44.000 đồng.

Đáng chú ý, trong đó có 2 mã giảm sàn là PVD, VIC. Cụ thể, VIC giảm 1.700 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,86%), còn 33.300 đồng. PVD giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,31%), còn 55.500 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 2 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 12,69% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 16.400 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 300 đồng (tương đương 1,80%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 35,15% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như SGH, PJT, HBD, BAS, SFC, VSG lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là DCL với mức tăng 4,99% lên 40.000 đồng (tăng 1.900 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 48 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DCL là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 1.900 đồng lên mức 40.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 48 nghìn cổ phiếu.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 2 mã giảm giá và 2 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 và MAFPF1 cùng giữ nguyên mức giá tham chiếu tương ứng là 4.300 đồng/chứng chỉ quỹ và 2.900 đồng/chứng chỉ quỹ. Hai mã họ VFM cùng giảm 100 đồng/ chứng chỉ quỹ, cụ thể VFMVF1 giảm 1,37% xuống 7.200 đồng, VFMVF4 giảm 2,13%, chỉ còn 4.600 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 80 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.630.250 đơn vị, bằng 10,55% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, HPG được họ mua vào nhiều nhất với 265.900 đơn vị, chiếm 47,54% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như PPC (188.720 đơn vị), VFMVF4 (150.090 đơn vị), TDH (124.150 đơn vị) và GMD (110.090 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VSG (100,00%), DHG (98,85%), MTG (95,24%), VHC (93,33%) và L10 (91,67%).

Trong khi đó, khối này sáng nay lại bán ra 39 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 751.630 đơn vị, bằng 4,93% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Mã DRC được họ bán ra nhiều nhất với 200.000 đơn vị, chiếm 79,30% tổng khối lượng mua vào của khối này. Ngoài ra, các mã được nhà đầu tư nước ngoài bán ra có tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là PNC (92,52%), TTF (92,02%), DRC (79,30%), CYC (67,22%) và VNM (51,09%).

Theo: ĐTCKO