Hệ thống tổ chức công đoàn ngành cũng trải qua nhiều giai đoạn. Năm 1971-1981 Công đoàn Điện Than Việt Nam; năm 1981-1987 Công đoàn Điện lực Việt Nam, năm 1987 - 1996 Công đoàn Năng lượng Việt Nam, năm 1996-2000 Công đoàn Tổng công ty Điện lực Việt Nam và từ ngày 01/1/2001 Công đoàn Điện lực Việt Nam (trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam). Tại mỗi giai đoạn, việc xây dựng tổ chức công đoàn trong mục tiêu hoạt động cũng có những thay đổi nhất định. Nhưng chức năng của công đoàn vẫn là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Đặc biệt là việc làm, đời sống của người lao động. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, hoạt động công đoàn các cấp trong thời kỳ hội nhập đã có những bước chuyển biến tích cực, sâu sắc và đã đi vào cuộc sống của đông đảo CNVC-LĐ. Đó là Việc làm- Đời sống- Dân chủ và Công bằng xã hội. Đây cũng là mục tiêu bao trùm trong quá trình đổi mới hoạt động của tổ chức công đoàn. Các công đoàn công ty, cơ sở đã tích cực tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách chế độ liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, tham gia tìm và giải quyết việc làm cho người lao động. Từ năm 2003 đến nay, Công đoàn Điện lực Việt Nam đã lấy mục tiêu: Việc làm, Đời sống - Dân chủ làm tiêu chí chính trong việc xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
1. Một số biện pháp chăm lo đời sống giải quyết chế độ, việc làm cho CNVC – LĐ:
Để không ngừng củng cố nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh. Trong đó có việc đổi mới cơ chế chính sách, cơ chế quản lý lao động và bảo đảm ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động. Có cơ chế chính sách kích thích NLĐ trong ngành hăng say phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho Tập đoàn ĐLVN. Từ những 2004 tốc độ tăng lao động của EVN là 5,27%/năm. Tính đến 30/3/2008 toàn ngành có 71 đơn vị với 86.928 CVNC-LĐ. Trong đó, lao động nữ: 17214 người chiếm 19,94%; tổng số công nhân lao động là: 68.532 người chiếm 74,96%/ tổng số lao động. Công đoàn Điện lực Việt Nam đã chủ động tổ chức khảo sát việc làm tại những đơn vị trong ngành có khó khăn ở một số đơn vị sản xuất tiêu thụ sản phẩm: Cơ khí, thiết bị điện, một số đơn vị xây lắp điện và một số đơn vị chuyển đổi, CPH đồng thời đã đề xuất và phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn quản lý đồng cấp từ đơn vị đến Tập đoàn; tổ chức hội nghị tìm giải pháp giúp nhau giải quyết việc làm, đời sống cho CNVC-LĐ giữa các doanh nghiệp, sau hội nghị các doanh nghiệp thành viên đã tổ chức trao đổi và ký kết những hợp đồng kinh tế về việc làm và tiêu thụ sản phẩm. Kết quả giải quyết việc làm tương đối ổn định và thu nhập bình quân của những đơn vị này từ 1.200.000 lên 1.800.000 đồng/tháng. Việc tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động là việc làm thường xuyên trong các năm gần đây. Đặc biệt là một số công ty phát điện, để có cơ chế chính sách sắp xếp lại lao động. Công đoàn ĐLVN đã tham gia với cơ quan chuyên môn Tập đoàn ban hành nhiều chính sách nhằm giúp các đơn vị sắp xếp lại lao động và giải quyết các chế độ có lợi nhất cho người lao động có nhu cầu nghỉ chế độ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi (QĐ số306/EVN). Một số nhà máy do tồn tại các đối tượng lao động mà lịch sử để lại đã giải quyết như nhà máy điện Ninh Bình: 131 người, nhà máy điện Uông bí: 285 người, công ty sản xuất thiết bị điện Đông Anh, nhà máy điện Thác Mơ gần 100 người.
Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức công đoàn trong tình hình hiện nay nên công đoàn các đơn vị đã triển khai thực hiện công tác này với ý thức và tinh thần trách nhiệm cao. Công đoàn các đơn vị đã phối hợp với chuyên môn đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm bảo đảm việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống của người lao động. Thu nhập bình quân toàn ngành đã dần tăng trưởng. Thu nhập năm 2005 là: 2.519.000đ/người/tháng; năm 2006 là: 3.150.000đ/người/tháng; năm 2007 khối sản xuất kinh doanh, truyền tải điện tiền lương bình quân là: 4.880.450đ/người/tháng.
Về tăng cường các hoạt động xã hội theo tinh thần NQ Đại hội IX Công đoàn Việt Nam cũng được các cấp công đoàn quan tâm, xác định là một truyền thống tốt đẹp của CBCNV ngành Điện. Chỉ tính trong 5 năm, các công ty, cơ sở và toàn ngành đã trích từ quỹ phúc lợi và quỹ xã hội tổng số tiền là: 36.243,5 triệu đồng cho các hoạt động từ thiện xã hội. Nhiều hình thức đa dạng, phong phú đã được các cấp công đoàn thực hiện. Công đoàn ĐLVN đã phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành Quy chế quỹ tương trợ xã hội áp dụng thống nhất trong toàn ngành, nhằm hỗ trợ CBCNV-LĐ khi bị tai nạn lao động, ốm đau, gia đình bị thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn mà có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, hỗ trợ xây dựng “Mái ấm công đoàn” và giúp những nơi thiên tai bão lụt. Năm 5 qua đã hỗ trợ kinh phí hàng chục tỷ đồng cho CBCNV trong ngành và các địa phương, ủng hộ gia đình chính sách gần 2 tỷ đồng, Phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhận phụng dưỡng 144 bà mẹ VNAH, xây dựng 132 nhà tình nghĩa, ủng hộ người nghèo, thương binh liệt sỹ.
2. Thực hiện tốt quy chế dân chủ từ cơ sở, tạo động lực thúc đẩy phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển.
Các công ty, cơ sở những năm qua đã cố gắng triển khai các quy định về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, thông qua việc hệ thống các quy chế quản lý nội bộ, vai trò làm chủ của công nhân lao động được nâng cao, ý thức trách nhiệm của mọi người đối với công việc được phát huy, công tác khen thưởng, xử phạt nghiêm minh và công bằng, lãnh đạo doanh nghiệp và công đoàn có nhiều thời gian để chăm lo cho việc phát triển sản xuất.
Hầu hết công đoàn các công ty, cơ sở tham gia ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ, tham gia xây dựng dự thảo các nội quy, quy chế liên quan tới quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVC-LĐ. Chủ động xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa công đoàn với chuyên môn và các đoàn thể cơ sở. Công đoàn các cấp luôn xác định tuyên truyền vận động CNVC-LĐ hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ trong việc xây dựng và thực hiện tự giác các nội quy, quy chế nội bộ đã ban hành, thực hiện có hiệu quả dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện để để công nhân viên chức lao động tham gia quản lý doanh nghiệp là góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, cải thiện quan hệ lao động, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm thu nhập cho người lao động.
Các cấp công đoàn đã chủ động phối hợp với chuyên môn tham mưu với cấp uỷ Đảng quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở thông qua việc tổ chức Đại hội CNVC và Hội nghị cán bộ công chức, Hội nghị người lao động, tạo điều kiện cho CNVC-LĐ được bàn kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng quy chế trả lương, thưởng, phúc lợi, bảo đảm việc làm thu nhập cho người lao động. Đại diện cho người lao động ký thoả ước lao động tập thể. Nhờ có sự chủ động và tích cực chỉ đạo của các cấp công đoàn nên việc tổ chức Đại hội CNVC và hội nghị cán bộ công chức hàng năm đạt từ 95% trở lên và đi vào nền nếp. Các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp đổi mới quản lý đều tổ chức Đại hội CNVC bất thường theo quy định để thông qua phương án SXKD, quy chế sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi, tham gia dự thảo điều lệ công ty CP.
Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở công ty cổ phần và công ty TNHH trước đây chỉ bắt buộc thực hiện với công ty có trên 50% vốn góp cổ phần thuộc sở hữu của Nhà nước. Các công ty còn lại được khuyến khích vận dụng thực hiện. Từ khi Nghị định 87/2007/NĐ-CP ban hành, và Thông tư liên tịch số 32/2007/TTLT-BLĐTBXH-TLĐLĐVN hướng dẫn tổ chức hoạt động của Hội nghị NLĐ trong công ty cổ phần, công ty TNHH. Công đoàn các đơn vị đã phối hợp với chuyên môn đồng cấp tổ chức tuyên truyền và tập huấn cho các công ty, cơ sở và tiến hành tổ chức Hội nghị người lao động.
85% công ty, cơ sở có thành lập ban TTND Các Ban chấp hành công đoàn cơ sở cũng ý thức được ban TTND vừa là tổ chức giám sát của CNLĐ, đồng thời là tổ chức thực hiện việc kiểm tra giám sát thực hiện các nghị quyết Đại hội CNVC. Nhiều ban TTND đã phát huy tác dụng tốt, tổ chức kiểm tra, tham mưu cho lãnh đạo cơ sở thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định, hàng năm tổ chức kiểm tra và báo cáo kết quả trong Đại hội CNVC. Ban TTND ở các đơn vị hoạt động có hiệu quả cao như: Ban TTND công ty Thuỷ điện YALY, công ty TTĐ1, TTĐ3, công ty ĐL Hải Phòng, ĐL 2, TTĐ4, Công ty ĐL Hà Nội đã góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh và phát triển. Kết quả đánh giá chất lượng của Ban Thanh tra nhân dân cho thấy: 28% đạt loại tốt, 40% đạt khá, 20% đạt trung bình và 12% đạt yếu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả cơ bản đạt được, việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ còn một số tồn tại: việc thực hiện dân chủ trong các doanh nghiệp chuyển đổi, sắp xếp lại doanh nghiệp, Cổ phần hoá còn lúng túng, bất cập, việc tổ chức hội nghị CBCC, Đại hội CNVC, Hội nghị NLĐ còn một số đơn vị làm hình thức, thiếu nội dung thiết thực. Các nội quy, quy chế xây dựng còn sao chép nhiều, chưa sát thực tế hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị. Công tác tuyên truyền phổ biến thực hiện quy chế, chính sách chế độ tới người lao động còn thiếu sâu sát, cụ thể.
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, với tinh thần Nghị quyết TW6 khoá X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Vấn đề đặt ra cho tổ chức công đoàn là phải xây dựng công đoàn vững mạnh để không ngừng đáp ứng yêu cầu trong tình mới. Trong lĩnh vực kinh tế chính sách xã hội trong những năm tới đối với công đoàn ĐLVN là:
Nâng cao năng lực tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát của công đoàn các cấp trong ngành với việc sử dụng tiền lương, thưởng, nhằm phấn đấu để tiền lương, thưởng, lợi nhuận là động lực phấn đấu của CBCNV trong từng đơn vị và toàn ngành. Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị và không ngừng cải thiện đời sống CNVC-LĐ. Phối hợp việc chỉ đạo thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động các chính sách về lao động dôi dư khi các đơn vị CPH. Kiểm tra tình hình việc làm, thu nhập của người lao động ở các đơn vị cổ phần, trên cơ sở đó tham gia với chuyên môn các biện pháp đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao thu nhập ở các đơn vị chuyển đổi.
Tổ chức tốt Đại hội CNVC, hội nghị CBCC, Hội nghị NLĐ các cấp, công ty, cơ sở theo đúng tinh thần nội dung Chỉ thị liên tịch số 2180/EVN-CĐĐVN và Nghị định 87/NĐ/-CP.
Phối hợp với cơ quan chuyên môn, tổ chức kiểm tra theo định kỳ, đột xuất việc thực hiện các cơ chế chính sách, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, hợp đồng lao động và các quy chế tiền lương, thưởng, quy chế quản lý sử dụng các Quỹ, quy chế dân chủ tại các cơ sở. Tham gia sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động./.