Sự kiện

Điện vẫn sáng trên quê hương miền Trung

Thứ ba, 13/10/2009 | 10:13 GMT+7

Tôi trở về với miền Trung khi mà vết tích của cơn bão số 9 vẫn còn đọng lại trên từng cánh đồng, trong mỗi ngôi nhà, góc phố và làng bản. Những mất mát mà tôi nhìn thấy và cảm nhận được là sự mất mát không chỉ về tài sản mà còn là con người. Nhưng những gì mà những người công nhân điện miền Trung đang khắc phục để cấp điện ổn định cho người dân đã nói lên họ đang trải lòng yêu mến quê hương khúc ruột miền Trung của mình

. Sẵn sàng ứng phó với bão

Khắc phục sự cố Núi Thành- Quảng Nam. Ảnh: PC3

Theo thông báo ban đầu của trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương, cơn bão số 9 (Ketsana) với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15 và phạm vi ảnh hhưởng rất rộng. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 150km, từ cấp 6 trở lên có bán kinh 350km. Để ứng phó vớivới tình hình này, ngày 28-9-2009, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã quyết định thành lập BCH Phòng chống Lụt bão Tiền phương của Tập đoàn đóng tại miền Trung và ngay sau đó, BCH triển khai các nhiệm vụ sẵn sàng ứn gphó với bão số 9, qua đó, thống nhát với từng đơn vị sẵn sàng nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị để chủ động xử lý tình huống, đồng thời hỗ trợ tối đa khi có yêu cầu của vùng nào bị ảnh hưởng bão lụt nhưng vượt quá khả năng giải quyết của Điện lực địa phương trên cơ sở đảm bảo an toàn và cấp điện lại nhanh nhất cho địa phương sau khi bão tan.

Ngay trong buối sáng 28-9, bão số 9 bắt đầu ảnh hưởng đến các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi gây gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9 và mưa lớn. Lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Phú Yên và Gia Lai, Kon Tum lên cao trên báo động 3. Lúc 21 giờ 38, đường dây 500kV Hà Tĩnh- Đà nẵng bị sự cố cả 2 mạch.

Đến rạng sáng 29-9, bão số 9 cách bờ biển Thừa Thiên-Huế-Quảng Nam 140km về hướng Đông, đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam về phía Quảng Nam- Quảng Ngãi. Do phạm vi ảnh hưởng rộng nên nhiều đường dây 220kV, 110kV và trung thế bị sự cố. Tuy nhiên, do tại hầu hết các tỉnh miền Trung mưa lớn nước dâng cao, nên các Điện lực cũng chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn, với tỷ lệ phụ tải ngừng cấp điện lên tới 85%; các địa phương từ Đà Nẵng đến Bình Định, Kon Tum mất điện hoàn toàn; tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Đăk Lăk mất điện 40%. Khoảng 14 giờ cùng ngày, bão số 9 đổ bộ vào đất liền với tâm bão tại địa phận giáp ranh 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 13-14 gây thiệt hại  nặng nề cho lưới điện các tỉnh này.

Sau đó, mặc dù bão số 9 suy yếu thành một vùng áp thấp nhưng lại gây mưa lũ lớn cho khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Bắc miền Trung. Các Nhà máy thuỷ điện Pleikrông, Ialy, Sê San 3-3A-4 buộc phải xả lũ với lưu lượng lớn.

. Cấp điện sớm, giảm bớt khó khăn cho nhân dân

Khắc phục sự cố lưới điện tại xã Tịnh Hoà - huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Ảnh: PC3
Đứng trước tình hình trên, BCH PCLB Tiền phương tập trung hoàn bộ lực lượng, phương tiện túc trực 24/24 nên ngay sau khi bão tan, các đơn vị đã khẩn trương khôi phục cấp điện lại hầu hết các phụ tải quan trọng của các tỉnh như Nhà máy nước, Bệnh viện, Đài phát thanh truyền hình và các cơ quan chỉ huy PCLB. Tại tỉnh Kon Tum, do sự cố đường dây 110kV Pleiku-Kon Tum-Đăk Tô nên mất điện hoàn toàn, Điện lực đã huy động máy phát Dielsel để cấp điện cho các cơ quan đầu não của tỉnh.

Theo dự kiến, ngày 30-9, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ khởi động trở lại sau 45 ngày tạm dừng xử lý sự cố kỹ thuật trong quá trình chạy thử nghiệm, trong khi lưới điện khu vực này bị hư hỏng nặng sau cơn bão. Vì vậy, ngay trong đêm 29-9, BCH PCLB Tiền phương đã sử dụng mọi phương tiện khẩn cấp điều động máy phát điện dự phòng để cấp điện cho nhà máy nước Bình Trị- nguồn cấp nước vận hành chạy thử NMLD Dung Quất. Đồng thời, nhanh chóng khắc phục sự cố đường dây để đóng điện lưới vào sáng ngày 30-9.

Hầu hết các lưới điện 220kV, 110kV cũng được nhanh chóng khắc phục trong ngày 30-9 và 1-10 trong điều kiện hết sức khó khăn. Chỉ hơn 1 ngày sau khi bão đổ bộ , 81% phụ tải khu vực đã được cấp điện trở lại.

Trong quá trình khắc phục hậu quả do bão lụt gây ra, để nhanh chóng cấp điện lại nhằm giảm bớt khó khăn cho nhân dân vùng bão lũ, một công nhân của Chi nhánh điện Qui Nhơn đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ. Ngoài ra, thiệt hại về tài sản của CBCNV ước tính khoảng 2,33 tỷ đồng.

Cũng như đồng bào miền Trung, những người công nhân điện sinh ra và lớn lên trên mảnh đất không được thiên nhiên ưu đãi, mỗi năm ít nhất phải chống chọi với vài cơn bão lớn. Những thiệt hại về tài sản, những nỗi đau về mất người thân của họ nằm trong nỗi đau chung của đồng bào miền Trung sau mỗi trận bão lũ, nhưng vượt qua mọi khó khăn, người công nhân điện miền Trung vẫn giữ cho dòng điện tỏa sáng trong an toàn. Vì vậy, tôi vẫn nghĩ, trong ánh sáng điện của từng ngôi  nhà, góc phố, thôn xóm, làng bản là những giá trị không thể đo được, đếm được, không thể quy đổi sang vật chất cũng bởi thế, vì ánh điện làm được nhiều hơn tất cả mọi ngôn từ, nhất là trong những giây phút nguy nan có thể đánh đổi cả tính mạng./

Thanh Mai