Sự kiện

Phần 2: Điện lực Việt Nam – Hội nhập và phát triển (Tiếp theo)

Thứ ba, 24/2/2009 | 10:59 GMT+7
TS: Tiếp theo phần 1 - Phóng sự ảnh: “Ngành Ðiện Việt Nam - Trưởng thành từ chiến tranh” đăng trên Tạp chí Ðiện lực số 12 năm 2008, Tạp chí Ðiện lực xin được gửi tới độc giả phần 2 của phóng sự ảnh với tên gọi “Ðiện lực Việt Nam - Hội nhập và phát triển”, với mong muốn khái quát bằng hình ảnh những bước đi táo bạo, nỗ lực tột bậc và thành công của EVN trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển ngày nay.

Năm 1995, Tổng công ty Ðiện lực Việt Nam (EVN) chính thức đi vào hoạt động. Ðây là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình đổi mới, hội nhập của ngành Ðiện. Trên nền tảng phát triển bền vững, ngành Ðiện quyết tâm thực hiện những bước đi táo bạo, đa dạng các hình thức đầu tư, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, mở rộng hợp tác quốc tế… làm tiền đề cho việc thành lập Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (năm 2006). Những kết quả, thành tích của EVN đã được ghi nhận xứng đáng bằng phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng. Ðược sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Ðảng, Nhà nước và sự ủng hộ của các Bộ, ban, ngành  TW, địa phương, EVN đã vượt qua mọi trở ngại, thách thức. CBCNV ngành Ðiện luôn đem hết sức lực, trí tuệ, kinh nghiệm và trách nhiệm của người chiến sỹ trên mặt trận phục vụ điện năng để xây dựng ngành Ðiện lớn mạnh, đáp ứng trọng trách cao cả được giao phó.

Ký kết biên bản hợp tác giữa Tổng công ty Ðiện lực Việt Nam  và Tổng công ty Ðiện lực Lào (năm 1995) Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa phát biểu tại buổi lễ EVN đón nhận Huân chương Sao Vàng (năm 2004)
Ngành Cơ khí điện lực có bước tiến vượt bậc khi sản xuất thành công MBA 125 MVA - 220 kV (năm 2003)

 ÐZ 500 kV Bắc Nam mạch 2 hoàn thành và đưa vào vận hành (năm 2005) tạo ra hệ thống điện thông suốt giữa 2 miền, đảm bảo tính ổn định, tin cậy của hệ thống điện

Khánh thành Trung tâm Ðiện lực Phú Mỹ - công trình quan trọng ghi nhận sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp Ðiện lực Việt Nam (năm 2005) Ký kết hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (năm 2006)
Từng bước vươn lên làm chủ công nghệ, DN cơ khí điện lực trong nước đã tự sửa chữa MBA 500 kV và sản xuất thành công máy biến áp 220 kV công suất 250 MVA (năm 2005). Lễ ra mắt Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (tháng 12/2006)

Thuỷ điện Sơn La - công trình thuỷ điện lớn nhất nước ta từ trước đến nay được khởi công xây dựng (năm 2005) có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước
Ngày 17/12/2006, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam chính thức ra mắt, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới, kinh doanh đa ngành, đa sở hữu, chuyên môn hóa cao... Với mục tiêu trở thành một Tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, EVN đã tập trung xây dựng các công trình nguồn và lưới điện, thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng... nhằm đáp ứng nhu cầu điện ngày càng cao của nền kinh tế và đời sống. Bên cạnh đó, EVN còn chú trọng đào tạo nhân lực; đẩy mạnh lĩnh vực cơ khí điện lực, phát triển viễn thông công cộng; đầu tư có hiệu quả và hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực: Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm... EVN đã thành lập và đưa vào hoạt động một số đơn vị như: Công ty Mua bán điện, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Công ty Tài chính Cổ phần Ðiện lực...

 

 

 

 

Kết nối lưới điện cấp điện áp 220 kV đầu tiên giữa Việt Nam - Trung Quốc (năm 2006 ) Trường Ðại học Ðiện lực được thành lập, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành Ðiện (năm 2006)
EVN  phát hành trái phiếu tại thị trường vốn quốc tế (năm 2006) Công tác kinh doanh viễn thông công cộng có bước tăng trưởng rõ rệt trong những năm qua

 

Sự hỗ trợ của EVN tạo cho ABBANKnhững lợi thế lớn về mặt khách hàng, kênh phân phối và khả năng cạnh tranh EVN hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực với Công ty Bảo hiểm Toàn cầu (GIC)
Công ty Tài chính Cổ phần Ðiện lực (EVNFinance) được thành lập (năm 2008) sẽ trở thành “kênh” dẫn vốn hiệu quả đối với EVN Khởi công Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 2, công suất 330 MW (năm 2008)

 Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc thu xếp vốn đầu tư, nhưng nhiều công trình nguồn, lưới điện đã, đang và sẽ tiếp tục được xây dựng theo Quy hoạch điện VI, đáp ứng tốc độ tăng trường của phụ tải, giữ vững nguồn sáng cho Tổ quốc.

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia ra đời (năm 2008) - góp phần đẩy nhanh quá trình triển khai các bước thực hiện và tiến tới hình thành thị trường điện Việt Nam. Thuỷ điện Tuyên Quang (342 MW) hoà lưới điện Quốc gia góp phần ổn định nguồn cung ứng điện năng


Nhiều công trình lưới điện được xây dựng nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện

Theo TCĐL số 1/2009