Sự kiện

Phấn đấu đưa EVN trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước

Thứ năm, 27/12/2007 | 11:00 GMT+7

Được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là Tập đoàn kinh tế đa sở hữu có trình độ công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý hiện đại và chuyên mô hóa cao, kinh doanh đa ngành. Trong đó, sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, cơ khí điện lực, tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm là những ngành kinh doanh chính, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo, làm nồng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế có hiệu quả.

                       

Thực hiện Đề án chuyển đổi thành tập đoàn kinh tế mạnh, EVN đang tiếp tục khẩn trương thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp theo Quyết định số 384/QĐ/TTg ngày 3-4-2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa (CPH) các đơn vị trực thuộc EVN. Trong đó EVN tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với  những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền tải hệ thống điện quốc gia, sản xuất điện quy mô lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; nắm giữ hơn 50% tổng số cổ phần những doanh nghiệp có vai trò bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế, bình ổn thị trường hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện. EVN đã thực hiện thành công bước đầu việc bán đấu giá cổ phần thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn - sông Hinh. Công ty Nhiệt điện Phả Lại. Công ty Thủy điện Thác Bà, Điện lực Khánh Hòa. Số tiền thu được do bán đấu giá cổ phần là 1.318 tỷ đồng, tăng so với mệnh giá là 61;442 tỷ đồng, đầu tư cho phát triển nguồn điện mới và hệ thống truyền tải điện. Nhìn chung, sau cổ phần hóa, các công ty cổ phần đã từng bước củng cố tổ chức, sắp xếp nhân lực, kiện toàn và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tạo ra cơ chế quản lý năng động hiệu quả, thích nghi với thị trường và có hướng phát triển tốt.

EVN đang khẩn trương hoàn thành CPH các Công ty Nhiệt điện Bà Rịa, Thủy đận Thác Mơ, Nhiệt điện Ninh Bình, Cơ điện Thủ Đức, các Công ty Tư vấn Xây dựng điện 1,2,3,4, Trung tâm Tư vấn Xây dựng điện thuộc Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh; Tiến hành CPH các Công ty thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, các Công ty TNHH một thành viên Nhiệt điện Thủ Đức, Phú Mỹ, Cần Thơ. các Công ty Thủy điện Quảng Trị. Nhiệt điện Uông Bí. Năm 2008, EVN sẽ CPH Công ty Viễn thông Điện lực, các nhà máy thủy điện Tuyên Quang, Thủy điện Đại ninh; đồng thời thực hiện thí điểm CPH các Trường đại học Điện lực, Cao đẳng Điện lực TP Hồ Chí Minh, Cao đẳng Điện lực miền Trung...

Nhằm bảo đảm hoạt động của tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu, kinh doanh đa ngành, EVN đã và đang chuyển từ cơ chế hoạt động hành chính mệnh lệnh sang quản lý, điều hành bằng các chỉ tiêu kinh tế là chủ yếu chuyển từ tập trung cao độ sang điều hành có sự phân cấp, phân quyền từ công ty mẹ xuống các đơn vị công ty con và đơn vị trực thuộc. Để tiếp tục giữ vai trò nòng cốt và chịu trách nhiệm chính trong cân đối cung cầu điện năng của hệ thống điện quốc gia, tiếp tục là nhân tố chính trong việc thực hiện các chương trình đầu tư phát triển điện nông thôn, EVN phấn đấu đến năm 2010 có 95% và năm 2015 có 100% số xã trong cả nước có điện. Theo tính toán của Tổng sơ đồ quy hoạch điện lần thứ VI giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt, dự báo mức độ tăng trưởng nhu cầu điện trong giai đoạn 2006-2010 là 16%/năm, giai đoạn 2011- 2015 là 11%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 9,1%/năm. Đây thật sự là những thách thức to lớn đối với ngành điện Việt Nam.

EVN đã xác định được quy mô, khối lượng các dự án trong Quy hoạch điện VI là rất lớn, thời gian đòi hỏi rất khẩn trương. Chính vì vậy trên cơ sở Tập đoàn đã có sự thống nhất các quan điểm định hướng, phát huy cao độ và tập trung nội lực có giải pháp cấp bách để triển khai cácdự án, tiếp tục thực hiện đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. EVN đang tăng tốc đầu tư nguồn điện mới, bao gồm thủy điện, nhiệt điện chạy khí, nhiệt điện chạy than, điện tích năng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời; tiến tới đầu tư điện hạt nhân theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18-7- 2007, Đây là một nhiệm vụ hết sức vinh quang nhưng cực kỳ nặng nề đối với ngành điện (riêng đối với EVN, từ năm 2007 trở đi tổng số vốn đầu tư dự tính bình quân từ hơn ba tỷ đến năm tỷ USD/năm, đưa vào vận hành mỗi năm từ 2.800 đến hơn 4.000 MW nguồn điện mới), do đó, EVN đang phát triển mạnh ngành viễn thông công cộng, các ngành nghề có khả năng sinh lợi và đẩy nhanh tiến trình CPH để tăng nguồn vốn đầu tư cho nguồn và lưới

EVN là một trong những tập đoàn kinh tế mạnh hàng đầu của Việt Nam, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý, điều hành có hiệu qụả. Thành tựu đầu tiên phải kế đến là hầu hất các hoạt động sản xuất, kinh doanh bán đện, kinh doanh viễn thông của EVN đã được tin học hóa. Các hệ thống thông tin trong các lĩnh vực tài chính, kế toán, quản lý vật tư, sản xuất kinh doanh điện và kinh doanh viễn thông đã được thực hiện đồng bộ trên phạm vi 64 tỉnh, thành phố trong cả nước và tại tất cả các đơn vị thành viên của EVN với các phần mềm dùng chung. Cho đến nay, EVN Telecom đang là một trong ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có đầy đủ các giấy phép thiết lập mạng và kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng, bao gồm: Dịch vụ điện thoại cố định có dây và không dây); Dịch vụ điện thoại di động; Dịch vụ cho thuê kênh riêng; Dịch vụ Internet (LSP và IXP); Dịch vụ kết nối cổng Quốc tế; Dịich vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế với mã số 179. Tính đến hết năm  2007. EVN Telecom đã có hơn 2,4 triệu thuê bao các loại, doanh thu năm 20Q7 ước đạt 2.700 tỷ đồng và có lãi, góp phần tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển điện.

Do nguồn và hệ thống lưới điện phát triển mạnh và tăng nhanh, EVN đã đặc biệt chú trọng công tác đào tạo lại và đào tạo mới nguồn nhân lực để đáp úng nhu cầu nhân lực cho vận hành các nhà máy và hệ thống lưới điện. EVN hiện có Trường đại học Điện lực HàNội, Trường cao đẳng Điện lực TP Hồ Chí Minh, Trường cao đẳng Điện lực miền trung và đang hoàn tất hồ sơ để nâng cấp Trường đào tạo nghề Điện hiện nay thành Trường cao đẳng nghề Điện. Các trường này đã mở thêm sáu ngành nghề đào tạo hệ đại học, 15 ngành nghề hệ cao đẳng, 10 ngành nghề hệ trung cấp. Những thách thức, khó khăn nổi bật hiện nay của EVN và ngành điện nước ta là giá nhiên liệu tăng cao và ngày càng khan hiếm, cạn kiệt, đường vận chuyển ngày càng xa và phải xây dựng cảng nước sâu chuyên dùng, các khách hàng không ký hợp đồng bán than, dầu, khí với giá ổn định lâu dài, mà chỉ ký bán cho từng chu kỳ ngắn ngày để tránh rủi ro. Trong lúc đó, giá điện ở nước ta thấp hơn hẳn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, các tập đoàn và doanh nghiệp nước ngoài chưa tích cực đầu tư vào các dự án sản xuất điện quy mô lớn ở nước ta. Mặt khác, các nhà thầu trong nước, đặc biệt là các nhà thầu EPC còn yếu cả về năng lực quản lý, điều hành, phương tiện, thiết bị, công nghệ và nguồn nhân lực có trình độ ngang tầm, nên hầu hết các dự án đều bị chậm tiến độ, đưa vào vận hành không đúng kế hoạch, lại hay gây trục trặc nên đã gây ra tình trạng thiếu điện gay gắt... EVN mong muốn Nhà nước sớm ban hành các văn bản pháp luật để các tập đoàn hoạt động thuận lợi, phát triển bền vững, lâu dài; sắp xếp nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án hỗ trợ nguồn điện mới và hệ thống truyền tải điện đồng bộ kịp thời để công trình hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu điện cho đất nước và phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Sớm cho phép thực hiện cơ chế thị trường sản xuất kinh doanh điện cạnh tranh, tạo ra giá điện hợp lý để thu hút các nhà đầu tư mạnh vào nguồn điện mới. Chỉ đạo cung cấp than, dầu, khí với giá thích hợp cho ngành điện và có giá điện công ích, xã hội phù hợp, có lợi cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần đề cao trách nhiệm, vai trò quản lý Nhà nước trên địa bàn, hợp tác chặt chẽ với EVN và tạo điều kiện giúp đỡ các nhà đầu tư nguồn và lưới điện trong giải pháp mặt bằng, giữ gìn an toàn lưới điện và môi trường để bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục.

Đào Văn Hưng -  Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Theo Nhân Dân