Thực trạng
Hiện nay, ngành điện có nhiều mô hình kinh doanh điện ở nông thôn, nhưng qua khảo sát ở các địa phương cho thấy tập trung ở một số mô hình như: bán điện trực tiếp cho người sử dụng; bán buôn (bao gồm mô hình hợp tác xã, Cty cổ phần, TNHH, hộ gia đình...). Đối với những hộ có điện, bình quân hộ gia đình ở nông thôn tiêu thụ khoảng 58kWh/tháng; hộ có số điện năng tiêu thụ thấp nhất là 1,2kWh/tháng và cao nhất là 4.500kWh/tháng; độ hội tụ tiêu thụ điện của các hộ sử dụng khu vực nông thôn từ 40-60kWh/tháng.
Giá bán buôn của các cơ quan điện cho các đại lý được thực hiện theo giá của Chính phủ quy định; giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt dao động khoảng 650 đồng đến 800 đồng/kWh, nhưng chủ yếu giá bán là 700 đồng/kWh. Trong quá trình kinh doanh, tổn thất điện tiêu thụ ở các địa phương từ công tơ tổng đến các hộ dân từ 10%-23%.
Qua số liệu thống kê, tính đến nay, vẫn còn một số địa phương có tỷ lệ hộ không có điện khá cao như: Lai Châu 75%, Lào Cai 40%, Hà Giang 35%, Cao Bằng 35%, Bình Thuận 22%, Đắc Nông 30%, Bạc Liêu 37%...Tại một số tỉnh, có những huyện đại đa số hộ dân không có điện sinh hoạt như: Mường Nhé - Đ iêệ n Biê n (95%), Mường Tè – Lai Châu (98%), Mường Lát- Thanh Hóa (77%), Kỳ Sơn- Nghệ An (77%), Tây Giang- Quảng Nam (75%)...Số huyện có tỷ lệ dưới 50% số hộ nông thôn có điện chiếm 21,8%.
Nhu cầu
Theo Tổng sơ đồ điện VI đã được phê duyệt thì tổng nhu cầu vốn đầu tư cho toàn bộ chương trình phát triển điện nông thôn trong giai đoạn 2006-2012 là 52.174 tỷ đồng, bao gồm: đầu tư các hạng mục lưới điện quốc gia (25.226 tỷ đồng) và đầu tư hệ thống năng lượng tái tạo cho 56 xã cách biệt không có lưới điện quốc gia (16.948 tỷ đồng). Với mức đầu tư này có thể đảm bảo tới năm 2015 tất cả các hộ gia đình ở nông thôn đều có điện sinh hoạt.
Hiện nay, Phương án giá bán điện xác định mức bù chéo cho điện nông thông và điện ở vùng cao, hải đảo là: Tỷ lệ giá bán điện nông thôn với giá 390 đồng/kWh chiếm 13.65%, với giá bình quân là 783 đồng/kW và nếu lấy sản lượng điện năm 2006 là 52.247 triệu kWh để tính toán thì tổng số tiền đã thực hiện bù chéo cho khu vực nông thôn là 2.802 tỷ đồng (tính theo giá bán lẻ bình quân) hoặc 2781 tỷ đồng (tính theo giá bán buôn khu vực nông thôn). Tỷ lệ này quy đổi ra tỷ lệ trên doanh thu điện thương phẩm thì chiếm 7,3%. Như vậy, trong trường hợp không thực hiện bù chéo giá điện cho khu vực nông thôn thì hàng năm cần phải có từ 2.781 đến 2.802 tỷ đồng (chưa kể vốn đầu tư khoảng 3.478 tỷ đồng/năm) để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cho khu vực này.
Căn cứ đề xuất nguồn vốn
Theo cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho điện nông thôn giai đoạn 2001-2004, vốn khấu hao cơ bản là 464 tỷ đồng/năm; giai đoạn 2006-2015 đề nghị nhà nước mức là 479 tỷ đồng/năm. Tổng vốn đầu tư cho các chương trình cấp điện bằng các dạng năng lượng tái tạo là 16.948 tỷ đồng, trong thời gian từ nay đến 2015, dự kiến ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 30% (đầu tư cho năng lượng tái tạo khoảng 170 tỷ đồng). Ngoài ra, ngân sách nhà nước còn tài trợ cho quỹ để thực hiện hình thức bù lãi suất cho đầu tư năng lượng tái tạo. Theo Đề án thành lập Quỹ Công ích Điện lực, tổng nguồn vốn ngân sách cho quỹ để đầu tư tối thiểu cho điện khu vực nông thôn là 649 tỷ đồng. Phần vốn từ ngân sách nhà nước coi như là vốn đầu tư ban đầu cho quỹ và hàng năm được bổ sung theo tiến độ đầu tư của quỹ (khắc phục hậu quả bão lụt đối với ngành điện vùng nông thôn sẽ được nhà nước hỗ trợ thông qua các chương trình mục tiêu khác).
Ngoài ra, còn có nguồn vay ưu đãi của Chính phủ như đầu tư điện cho 56 xã cách biệt không có lưới điện quốc gia, các xã thuộc chương trình 135, phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo, ...
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất thuỷ điện có nhiều lợi thế về địa tô khá lớn nhưng việc đống góp này lại rất hạn chế. Các doanh nghiệp chủ yếu phải nộp thuế tài nguyên 2% trên doanh thu là quá thấp so với việc sử dụng tài nguyên và lợi tế kinh doanh. Vì vậy, cần có cơ chế để thu hồi bổ sung chênh lệch địa tô đối với các đơn vị sản xuất điện từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, than và dầu khí. Dự kiến, các nhà máy sản xuất điện sẽ góp 1% doanh thu hàng năm vào Quỹ Công ích.
Lựa chọn Phương án
Hiện nay, các cơ quan chức năng xây dựng Đề án đưa ra 3 phương án là đóng góp của doanh nghiệp trên cơ chế duy trì mức bù chéo cho điện nông thôn nói chung. Theo phương án này, điều chỉnh mức bù chéo cho việc bán điện đối với khu vực nông thôn theo giá bán buôn sẽ giảm từ 6.0% xuống còn 5.3%. Từ yêu cầu phải thực hiện bù chéo giữa các khu vực sử dụng điện, khi xóa bỏ cơ chế này, thực hiện một bước chuyển sang cơ chế hỗ trợ qua giá một cách minh bạch hơn thì các doanh nghiệp phải đóng góp 5-6% doanh số bán điện thương phẩm ngoài khu vực nông nghiệp cho quỹ.
Phương án này có nhược điểm là vẫn duy trì cơ chế bù chéo cũ, không tính đến tình hình biến động về thu nhập và sử dụng điện ở nông thôn, nhưng không gây xáo trộn so với cơ chế hiện hành mà vẫn tăng cường tính chủ động của doanh nghiệp mua, bán điện khi cung cấp điện cho khu vực nông thôn.
Phương án 2, là đóng góp của doanh nghiệp theo cơ chế hỗ trợ hạn chế đối với điện sinh hoạt nông thôn. Với phương án này, nhìn chung cũng chỉ mới có tính chuyển đổi từng bước, chưa thực sự có cải tiến mạnh mẽ trong chính sách điện đối với khu vực nông thôn; chỉ giảm bớt tính bao cấp của nhà nước đối với hộ sử dụng ở khu vực đang trong quá trình đô thị hóa đô thị.
Phương án 3, là thực hiện cơ chế giá bán điện cho các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Theo Phương án này, đơn vị phân phối có thể mua và bán theo nhiều giá khác nhau, song với phương án này lại phụ thuộc rấ tnhiều vào việc điều chỉnh giá bán điện bình quân cho các đối tượng. nếu nhà nước tiếp tục duy trì giá bán điện hiện nay, mà tiến hành điều giá bán điện cho khu vực nông thôn theo hướng giảm dần sự hỗ trợ của nhà nước, thì thực chất là thực hiện tăng giá bán điện bình quân.
Phương án này có ưu điểm là thực hiện được cơ chế giá bán điện theo cơ chế thị trường. Cơ chế bù chéo sẽ được xóa bỏ dần, nhưng vẫn bảo đảm sự đóng góp của doanh nghiệp đối với hoạt động cung ứng điện ở khu vực nông thôn.
Cả 3 phương án trên thực chất là quá trình đổi mới, chuyển đổi cơ chế giá bán điện hiện hành. Vì vậy, theo đơn vị Tư vấn, nên áp dụng phương án 2, sau đó chuyển dần sang phương án 3. Như vậy, mức hỗ trợ của nhà nước đối với khu vực này sẽ giảm dần và mức đóng góp của các doanh nghiệp kinh doanh điện sẽ giảm theo./