VN-Index có phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp trong tuần

Thứ sáu, 27/3/2009 | 14:19 GMT+7
Thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục có một phiên tăng điểm khá vào đêm qua và sáng nay (27/3), điều đó tạo tâm lý hỗ trợ cho VN-Index kéo dài chuỗi ngày tăng điểm trong tuần. Sau một tuần giao dịch, sàn HOSE đã có 4 phiên tăng điểm liên tiếp và chỉ có 1 phiên giảm vào đầu tuần. Chỉ số VN-Index có thêm 20,79 điểm, tương đương tăng 7,80% so với cuối tuần trước. Rất nhiều báo cáo của CTCK tỏ ra khá lạc quan về khả năng tăng điểm của thị trường ít nhất còn kéo dài trong tuần tới, hướng tới mốc 300 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/03/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 287,41 điểm, tăng 1,16 điểm (tương đương tăng 0,41%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 35.290.330 đơn vị, tăng 34,76% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 783,529 tỷ đồng, tăng 36,63% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 350.950 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 6,69 tỷ đồng. Trong đó, hai mã STB và HT1 được giao dịch thỏa thuận với khối lượng hơn 100.000 đơn vị. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 35.641.280 đơn vị (tăng 32,05% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 790,220 tỷ đồng (tăng 34,33%).

Theo CTCK Vincom, thị trường đang ở trong thời điểm tâm điểm tranh mua trong một sóng tăng giá khi các nhà giao dịch theo sau tham gia mua trên thị trường. Giai đoạn này cũng là thời điểm những người tích luỹ cổ phiếu suốt những ngày 19/3-24/3/2009 đặt mình vào vị thế bán đối với các cổ phiếu tăng nóng lần này. Khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh mua ròng cổ phiếu và là động lực chính giúp cho thị trường tăng điểm trong tuần qua. Về mặt trung hạn, nhiều khả năng VN-Index đã hình thành xu hướng tăng  giá. Nhà đầu tư dài hạn có thể tích luỹ cổ phiếu trong thời điểm hiện nay.

Trở lại diễn biến phiên giao dịch sáng nay, thị trường ngay từ khi mở cửa đã có mức tăng điểm khá ấn tượng. Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 6,39 điểm, lên 292,64 điểm (tương đương tăng 2,23%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 7.265.170 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 164,82 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 111 mã tăng giá, 40 mã đứng giá tham chiếu, 28 mã giảm giá và 2 mã không có giao dịch là BBT, SAF. Đáng chú ý, trong đó có 39 mã tăng trần và 3 mã giảm sàn là FPC, SGH, HT2.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, sự giằng co tâm lý giữa những nhà đầu tư bán ra chốt lời với những nhà đầu tư đang mua vào tích lũy khá căng thẳng, thị trường liên tục dập dìu theo từng đợt sóng nhỏ ở các mã cổ phiếu bluechip. Tuy nhiên, VN-Index cũng tỏ ra yếu dần về cuối phiên mặc dù vẫn giữ được màu xanh.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 2,96 điểm, lên 289,21 điểm (tương đương tăng 1,03%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 31.587.560 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 704,69 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 287,41 điểm, tăng 1,16 điểm (tương đương tăng 0,41%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 35.290.330 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 783,53 tỷ đồng.
Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 75 mã tăng giá, 70 mã giảm giá, 35 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 32 mã tăng trần, 9 mã giảm sàn là BT6, DHG, LSS, PVD, SGH, SJS, TTC, HSG, HT2 và 1 mã không có giao dịch là SAF. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có 9 mã không còn dư mua là HT2, SJS, DCL, TTC, HSG, LSS, BTC, BT6.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 4 cổ phiếu tăng giá, 5 cổ phiếu giảm giá, 1 mã đứng giá là HAG. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã giảm sàn là PVD và 2 mã tăng trần là VIC, VPL.

Cụ thể, VPL tăng 2.300 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,98%), đạt 48.500 đồng. VIC tăng 1.900 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,95%), đạt 40.300 đồng. DPM tăng 900 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,77%), đạt 33.400 đồng. HPG tăng 400 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,27%), đạt 32.000 đồng.

Riêng mã HAG giữ nguyên mức giá tham chiếu là 53.000 đồng/cổ phiếu.

Còn lại, PVF giảm 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,54%), còn 18.500 đồng. VNM giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,23%), còn 80.500 đồng. FPT giảm 1.900 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,81%), còn 48.000 đồng. PVD giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,72%), còn 60.500 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 3,2 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 8,97% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 16.700 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 300 đồng (tương đương 1,76%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 33,27% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một mã SGH lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là BCI với mức tăng 5,00% lên 23.100 đồng (tăng 1.100 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 653 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, mã HT2 giảm hết biên độ cho phép 5% xuống 15.200 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì PNJ là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.500 đồng lên mức 55.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 510 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, DHG là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 5.000 đồng xuống còn 114.000 đồng/cổ phiếu, với gần 28 nghìn cổ phiếu được giao dịch.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 1 mã tăng giá, 1 mã giảm giá và 2 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 và MAFPF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 4.400 đồng/chứng chỉ quỹ và 3.000 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giảm 100 đồng (tương đương 1,33%), chỉ còn 7.400 đồng/chứng chỉ quỹ trong khi VFMVF4 tăng 100 đồng (tương đương 2,13%), đạt 4.800 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 74 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.615.670 đơn vị, bằng 7,41% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, REE được họ mua vào nhiều nhất với 453.690 đơn vị, chiếm 23,09% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như PPC (390.240 đơn vị), DPM (265.990 đơn vị), HPG (169.720 đơn vị) và DCL (139.230 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VPL (95,17%), PAC (89,27%), DCL (79,55%), VHC (78,44%) và SDN (76,92%).

Theo: ĐTCKO