Sự kiện

Các Chi nhánh của Điện lực Thái Bình cùng chung tay góp sức

Thứ năm, 13/12/2007 | 09:00 GMT+7

LTS: Hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Điện lực Thái Bình đã được Nhà nước tặng thưởng 2 Huân chương Độc lập (hạng Nhì, Ba), 3 Huân chương Lao động chương Lao động (hạng Nhất, Nhì. Ba) và nhiều bằng khen, cờ thi đua của các bộ, ngành, trung ương và địa phương. Đạt được thành tích vẻ vang đó, có sự chung tay. góp sức của 8 chi nhánh Điện thuộc Điện lực Thái Bình.

Nhân dịp Điện lực Thái Bình đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì, nhóm PV. Tạp chí Công nghiệp đã có cuộc trao đổi ngắn với 8 trưởng chi nhánh điện

Ông Đào Xuân Đương - Trưởng Chi nhánh Điện thành phố Thái Bình: Chi nhánh là đơn vị dẫn đầu trong công tác cải tạo lưới điện, đảm bảo hành lang an toàn lưới điện cao áp.

Thành phố Thái Bình là đơn vị có sản lượng điện thương phẩm lớn nhất  trong 8 chi nhánh của Điện lực Thái Bình và việc quán lý cũng vào loại phức tạp nhất. Thành phố có 8 phường, 12 xã với bán kính cấp điện từ 8-10 km. Thuận lợi của Chi nhánh là có khối lượng khách hàng công nghiệp lớn tập trung trong 3 khu công nghiệp là Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh và Phong Phú. Do đó, sản lượng điện thương phẩm hàng tháng của Chi nhánh khoảng 15-16 triệu kWh. Năm 2007, dự kiến doanh thu đạt 180-185  tỷ đồng.

Nhiều năm qua, Chi nhánh là đơn vị dẫn đầu trong công tác cải tạo lưới điện. đảm bảo an toàn lưới điện cao áp. Năm 1989, tổn thất điện năng của Chi nhánh lên tới gần 40%, nhưng đến năm nay chỉ còn 5,8%. Thành công này là nhờ chúng tôi đã tổ chức tốt công tác quản lý. Một là, đưa công tơ từ các hộ gia đình ra ngoài cột. Hai là nâng cấp, cải tạo lưới điện trung thế, hạ thế và quản lý tốt thiết bị đo đếm điện. Ba là, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh như thay cáp bọc cách điện; công tơ điện có độ nhạy cao; giảm bán kính cung cấp điện ở các trạm biến áp; nâng cao tiết diện dây dẫn của đường điện trung thế, hạ thế…

Bên cạnh đó, chúng tôi còn giao chỉ tiêu kế hoạch về mặt tổn thất tạo từng trạm, từng tuyến đường dây cho các tổ quản lý, các tổ giao cho các cá nhân, có kiểm tra giám sát chặt chẽ. Thông qua chỉ tiêu được giao, các tổ sẽ đánh giá kết quả theo từng tháng từng quí và dựa vào kết quả đó để phân chia lương, thưởng. Biện pháp này đã nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân với công việc chung và đã có hiệu quả rất rõ,

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện phục vụ các khu công nghiệp trọng diềm của Thành phố, của Tỉnh để có chất lượng điện tốt, tạo diều kiện thuận lợi mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến làm ăn tại Thái Bình.

Ông Phạm Văn Khánh - trưởng chi nhánh Điện Vũ Thư: Vũ Thư đã chuyển đổi được 9 HTX sang chuyên kinh doanh bán điện theo Quyết định số 787/QĐ- UBND ngày 18/4/2007 của UBND tỉnh Thái Bình, số HTX còn lại sẽ thực hiện chuyển đổi xong trong năm 2008.

Chi nhánh Điện Vũ Thư có 66 CBCNV làm nhiệm vụ quản lý kinh doanh điện năng tại 30 xã trên địa bàn Huyện. Trong 30 xã có 3 xã được bán điện đến từng hộ, số xã còn lại bán điện đến công tơ tổng. 9 tháng đầu năm 2007, kế hoạch điện thương phẩm được giao là 35,2 triệu kWh, nhưng chi nhánh đã thực hiện được 35,67 triệu kWh, bằng 101,3% kế hoạch. Giá bán điện bình quân là 499,62 đ/kWh, doanh thu 9 tháng đạt 17 tỷ 564,8 triệu đồng, bằng 101,5% kế hoạch.

Tuy nhiên, về thực hiện giảm chỉ tiêu tổn thất điện năng, Chi nhánh vẫn chưa đảm bảo được kế hoạch đặt ra. Nguyên nhân chủ yếu là do lưới điện trung áp nông thôn khi bàn giao về ngành Điện đã quá cũ nát, chưa đủ tiền dầu tư cải tạo. Đơn cử như tại 2 xã Tự Tân và Việt Hùng, lúc mới bàn giao, tổn thất điện năng rất lớn, đến nay chúng tôi đã phấn đấu hạ dần tỷ lệ tổn thất xuống. Đối với 2 xã này, chúng tôi sẽ tiến hành cải tạo thay lại toàn bộ công tơ đo đếm được kiểm định thì chắc chắn việc giảm tổn thất điện năng sẽ đảm bảo được chỉ tiêu đề ra.

Vũ Thư được mệnh danh là vùng trũng của Thái Bình. Vì vậy, trong hoạt động, chúng tôi luôn đặt nhiệm vụ phục vụ nông nghiệp lên hàng đầu. Trước đây. việc thu thủy lợi phí là  một vấn đề khá nan giải ở ngành Điện nói chung và Vũ Thư nói riêng. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, được sự giúp đỡ của các ban, ngành trong huyện. chúng tôi đã thực hiện tốt công tác này. Nhìn chung, Chi nhánh Điện Vũ Thư luôn đảm bảo cấp điện ổn định cho nhân dân trên địa bàn huyện và được UBND huyện tặng Bằng khen về thành tích phục vụ sản xuất ngành công an tặng Giấy khen do thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ và bảo vệ an ninh Tổ quốc

Ông Tạ Văn Thành - Trưởng Chi nhánh Điện Đông Hưng: Chi nhánh thực hiện trực tiếp bán điện đến các hộ dân tại thị trân Đông Hưng và 2 xã Phong Châu và Đông Sơn, các xã còn lại bán điện đến công tơ tổng.

Chi nhánh Điện Đông Hưng nằm trên địa bàn sản xuất lượng nghiệp là chủ  yếu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chậm phát triển. Vì vậy điện năng chủ yếu phục vụ nông nghiệp và ánh sáng tiêu dùng nông thôn. Hơn nữa, do kinh doanh điện năng ở huyện sản xuất nông nghiệp là chính và điện bán buôn cho các tổ chức điện nông thôn nên thực hiện giá bán điện bình quân thấp.

Chi nhánh hiện đang thực hiện trực tiếp bán điện đến các hộ dân tại thị trấn Đông Hưng và 2 xã Phong Châu và Đông Sơn. các xã còn lại bán điện đến công tơ tổng. Sản lượng điện thương phẩm của Đông Hưng từ năm 2001 đến 2007 có tốc độ tăng trưởng bình quân 11.16%/năm, doanh thu tăng bình quân 15,3%. Chi nhánh điện Đông Hưng được danh giá là đơn vị có đóng góp tích cực cho sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác của địa phương, góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Hưng.

Mặt khác, Đông Hưng hiện đang quản lý mạng lưới điện mà chất lượng các trạm đã xuống cấp và lạc hậu, bán kính cấp điện lớn, dây dẫn đường trục quá tải do đó tổn thất điện năng là điều không tránh khỏi. Trước kia, Điện lực Thái Bình cũng như Công ty Điện lực 1 đã biết nhưng chưa có điều kiện đầu tư thêm. Hai năm trở lại đây, Chi nhánh bắt đầu được đầu tư tập trung với khoảng hơn 3,5 tỉ đồng vốn. Hiệu quả thể hiện ngay lập tức. Đẫ hai tháng nay (tháng 9, 10/2007), Chi nhánh của chúng tôi không để xảy ra sự cố và chúng tôi đang phấn đấu giữ vững kỷ lục này.

Để công tác quản lý kinh doanh điện năng trong những năm tới đạt được hiệu quả cao. Chi nhánh đề nghị cấp trên tăng vốn đầu tư sửa chữa lớn cho hệ thống điện trung áp nông thôn đã quá xuống cấp, đặc biệt là lưới điện các xã Đông Sơn và Phong Châu, đồng thời có qui chế xét đặc cách lên lương cho một số công nhân của Chi nhánh đã giữ bậc 5/7 hơn 10 năm nay, nhưng không đủ điều kiện để thi nâng bậc, có thể được giảm độ tuổi để được nâng bậc lương (giảm từ 55 tuổi xuống 52 tuổi). Như vậy, mới đỡ thiệt thòi cho người lao động.

Ông Nguyễn Thanh Tùng - Trưởng Chi nhánh Điện Kiến Xương: Kiến Xương là một huyện  nên giá bán điện thấp.

Chi nhánh Điện Kiến Xương đảm bảo cung cấp điện cho 39 xã và thị trấn thuộc huyện Kiến Xương, đặc biệt là cải tạo, xây dựng mới và tiếp nhận bán lẻ đến hộ tiêu dùng thuộc 2 xã nghề và thị trấn Thanh Nê. Tính từ năm 2000 đến nay, sản lượng điện thương phẩm trên địa bàn huyện có tốc dộ trung bình 10,5%/năm. Sản lượng điện thương phẩm năm 2007 dự kiến đạt 55,4 triệu kWh. Kiến Xương là một huyện thuần nông nên giá bán điện thấp. Giá bán điện bình quân năm 2007 là 492.6 đ/kWh. Công tác thu ngân hàng năm đều đạt và được yêu cầu đặt ra. Năm 2005, doanh thu bán điện đạt 23.354 tỷ đồng bằng 100,5% kế hoạch. Năm 2006: doanh thu bán điện đạt 26.175  tỷ đồng, bằng 109%  kế hoạch. Dự kiến năm 2007, doanh thu bán điện sẽ đạt 27.586 tỷ đồng. Những năm qua, chi nhánh Điện Kiến Xương luôn cung cấp điện kịp thời, ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đảm bảo tuyệt đối an toàn trong quản lý và kinh doanh điện nang. Đặc biệt trong việc thu thuỷ lợi phí, Chi nhánh đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng của Huyện, bàn bạc thống nhất với Công ty Thuỷ nông giải quyết, đảm bảo kế hoạch được giao.

Hiện tại, Kiến Xương đã có 18/39 xã có hợp tác xã kinh doanh điện năng độc lập. Đến năm 2008. Kiến Xương sẽ chuyển đổi 21 HTX kinh doanh điện năng còn lại sang mô hình kinh doanh điện năng độc lập theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Bình.

Để công tác kinh doanh điện năng đạt hiệu quả cao hơn trong những năm tới. Chi nhánh Điện Kiến Xương đề nghị cấp trên có thái độ kiên quyết xử lý mạnh đối với những trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ lưới điện, tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm, đảm bảo an toàn lưới điện trung áp nông thôn, tăng cưởng hơn nữa công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBCNV Chi nhánh, đặc biệt là đội ngũ tổ trưởng sản xuất. 

Ông Đặng Thái Dân - Trưởng Chi nhánh Điện Tiền Hải: Tiền Hải là đơn vị thứ 2 sau Chi nhánh điện Thái Bình có sản lượng điện tiêu thụ lớn của Điện lực Thái Bình.

Sản lượng điện thương phẩm hàng tháng của Chi nhánh Điện Tiền Hải khoảng 8 triệu kWh, trong đó hơn 30% phục vụ công nghiệp, điện phục vụ nông lâm, thủy sản 8-10%, còn lại là phục vụ nông nghiệp nông thôn, trong đó có hoạt động của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Chi nhánh thực hiện bán điện đến các hộ dân thuộc thị trấn Tiền Hải và các hộ công nghiệp. Số khách hàng còn lại thực hiện bán đến công tơ tổng. Doanh thu từ kinh doanh bán điện cho các hộ công nghiệp chiếm khoảng 50% doanh thu của Chi nhánh, tỷ lệ tổn thất điện năng bình quân của toàn Chi nhánh là 3,9%, thấp hơn kế hoạch được giao. Giá bán diện bình quân là 670 đ/kWh. Công  tác thu tiền điện hàng tháng đều đảm bảo được kế hoạch đề ra. Tuy nhiên hiện nay, Tiền Hải đang gặp một số khó khăn trong khâu kinh doanh bán điện. Trước đây, các khu công nghiệp trên địa bàn Huyện đều sử đụng công nghệ năng lượng khí đốt, nay nguồn khí đốt không còn, các doanh nghiệp phải chuyển đổi sang công nghệ sử dụng than hóa khí. Một số doanh nghiệp không có khả năng chuyển đổi buộc phải sản xuất cầm chừng. Từ đó phát sinh vấn đề các trạm biến áp bị non tải dẫn đến tổn thất điện năng tăng. Mặt khác, do đặc thù Tiền Hải nằm kẹt giữa 2 con sông là sông Hồng và sông Trà Lý, lại gần biển nên bị ảnh hưởng của nước mặn. Vì vậy khí doanh nghiệp sử dụng công nghệ than hóa khí đã tạo nên nhiều lớp bụi bám vào các thiết bị, đường đây dẫn điện, làm cho thiết bị nhanh hỏng do bị nước mặn ăn mòn. Mặt khác, nếu gặp mưa nhó, bụi than, khói công nghiệp bám vào đường dây và sứ cách điện cũng dễ gây ra phóng  điện làm vỡ sứ, gây nhiều sự cố cho lưới điện. Tiền Hải là một trong các chi nhánh có số dư nợ thủy lợi phí rất lớn.

Được biết, năm 2008 Nhà nước có chủ trương xóa bỏ thủy lợi phí cho nông dân. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh trong việc thu thủy lợi phí từ các xí nghiệp thuỷ  nông. Tuy nhiên, đối với Tiền Hải, để đảm bảo kinh doanh điện năng có hiệu quả hơn, đề nghị các cơ quan quản lý cấp trên nghiên cứu tăng vốn sửa chữa thiết bị và hệ thống lưới điện của Tiền Hải, đảm bảo cho Chi nhánh có đủ diều kiện cần thiết trong việc kinh doanh điện năng, phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân dịa phương.

Ông Phí Minh Tân - Trưởng Chi nhánh Điện lực Hưng Hà: Tốc độ tăng trưởng bình quân về điện thương phẩm đạt 12,2%/năm

Hưng Hà là một huyện thuần nông, toàn Huyện có 34 xã và 2 thị trấn, huyện có 35 làng nghề  thủ công, chủ yếu là dệt vải dệt chiếu, đồ mộc dân dụng… Nguồn cung cấp điện chính của Huyện lấy từ trạm 110/35/10 kV dung lượng 25.000 kVA E11.4 Hưng Hà cấp cho 4 đường dây 35 kV + 3 trạm trung gian 35/10 kV. Tốc độ tăng trưởng bình quân về điện thương phẩm đạt 12,2%/năm.

Nhìn chung, cũng giống như các huyện khác trong Tỉnh, hệ thống lưới điện Hưng Hà được xây dựng và đưa  vào vận hành từ lâu, đặc biệt là hệ thống lưới điện trung áp nông thôn từ khi đưa vào vận hành đến khi bàn giao cho ngành Điện quản lý chủ yếu là khai thác sử dụng mà không được duy tu, sửa chữa thường xuyên nên đến nay đã xuống cấp. Từ dó dẫn đến việc xảy ra nhiều sự cố làm ảnh hưởng đến mục tiêu cung cấp điện ổn định và làm cho tổn thất điện năng tuy có giảm đần. nhưng vẫn chưa đạt được kế hoạch đề ra. Để nâng cao hiệu quả quản lý và kinh doanh điện năng, đề nghị cấp trên bổ sung thêm nguồn kinh phí cho công tác sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên hệ thống lưới điện trung áp nông thôn, đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, trong công tác kinh doanh điện năng, Chi nhánh đang gặp những khó khăn như: tình trạng xâm phạm an ninh, an toàn hệ thống lưới điện có chiều hướng gia tăng trên địa bàn, việc nợ đọng thủy lợi phí kéo dài, gây khó khăn cho đơn vị, hiệu quả công tác quản lý điện nông thôn tại một số địa phương còn yếu kém đã gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý vận hành và kinh doanh điện năng của Chi nhánh.

Ông Nguyễn Văn Thiệp - Trưởng Chi nhánh Điện Quỳnh Phụ: Điểm sáng về vận hành lưới có suất sự cố thấp dưới mức quy định của Điện lực Thái Bình.

Chi nhánh Điện Quỳnh Phụ hiện đang quản lý  và bán điện tới hộ cho 38 xã và thị trấn, trong đó thực hiện bán điện trực tiếp đến 3 xã và 1 thị trấn. Số xã còn lại bán điện đến công tơ tổng. Là một huyện thuần nông, công nghiệp chưa phát triển, điện chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt và tiêu dùng, lưới điện cũ nát, lâu ngày, do đó dẫn đến tỷ lệ tổn thất điện năng cao: 6,6%. Sản lượng điện thương phẩm đạt 5 triệu kWh/tháng, doanh thu trung bình 2,8 tỷ đồng/tháng.

Khác với các huyện khác, Chi nhánh Điện Quỳnh Phụ có quan hệ rất tốt với các hợp tác xã và xí nghiệp thủy nông, nhờ đó, việc thu tiền điện rất nhanh và hiệu quả, không hề xảy ra tình trạng nợ đọng. Đây cũng là một thuận lợi lớn đối với chúng tôi. Chi nhánh Quỳnh Phụ có 66 CBCNV, mỗi người đều làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo mức khoán, mỗi khi có sự cố xảy ra, chúng tôi đều cử người tới hiện trường xử lý rất nhanh và đúng yêu cầu kỹ thuật. Nhiều năm qua, Quỳnh Phụ được coi là một điểm sáng về vận hành lưới điện rất an toàn, có suất sự cố thấp dưới mức quy định của Điện lực Thái Bình.

Ông Nguyễn Văn Thắng - nhánh Điện Thái Thụy: Cán bộ quản lý của Chi nhánh rất cần được bồi dưỡng kiến thức về tin học

Thái Thụy là một huyện thuần nông với 48 xã và thị trấn và là huyện có diện tích lớn nhất ở Thái Bình. Chi nhánh Điện Thái Thụy có lưới điện trải rộng với khối lượng lớn gồm 2 TBA trung gian 35/10kV, 36 đường dây 35kV, 219 km đường dây 10KV, 52 km đường dây 0,4kV và 274 TBA tiêu thụ. Sản lượng điện thương phẩm ít, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 5,68%, công nghiệp - xây dựng chiếm 7,52% dịch vụ - thương nghiệp chiếm 0,24%, tiêu dùng nông thôn chiếm 85,40%. Còn lại là các hoạt động khác. Từ năm 2004 đến nay, sản lượng điện thương phẩm của Thái Thụy tăng bình quân khoảng 10,9%/năm, giá bán điện bình quân thấp, khoảng 457,9%đ/kWh (chưa kể thuế VẠT). Hiện nay. Thái Thụy đã có 17 trong số 48 xã chuyển sang mô hình HTX kinh doanh điện năng độc lập. 100% hệ thống đo đếm điện đã được tiêu chuẩn hóa. Chi nhánh Điện Thái Thụy mới tổ chức bán điện đến tận hộ gia đình ở thị trấn Thái Thụy và xã Thái Thượng, 46 xã còn lại bán điện đến công tơ tổng. Doanh thu bán điện hàng năm của Chi nhánh đều đạt yêu cầu so với kế hoạch đề ra, không có hộ trây ì nộp tiền điện.

Tổn thất điện năng ở Thái Thụy  tương đối cao, bình quân khoảng 6,65%. Sở dĩ có tình trạng này là do đường dây điện trung áp nông thôn từ khi bàn giao về ngành Điện đến nay đã xuống cấp, đầu tư sửa chữa ít. Hầu hết các trạm biến áp ở Thái Thụy đều rơi vào tình trạng non tải. Có đơn vị lắp đặt máy biến áp 630 KVA. Nhưng sản lượng tiêu thụ chỉ đạt 20 ngàn kWh/tháng. Chúng tôi đang kiến nghị với Điện lực Thái Bình cho doanh nghiệp thuê máy biến áp dung tượng nhỏ để giảm tình trạng non tải như hiện nay. Để công tác kinh doanh điện năng được nâng cao hiệu quả hơn, đề nghị cấp trên cấp thêm kinh phí cải tạo lưới điện, đồng thời tồ chức đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho công nhân, cán bộ quản lý, đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức tin học trong quản lý kinh doanh điện năng. 

Theo TChí CN T12/2007