Sự kiện

Điện lực Thái Bình: Những thành tựu trên đường đổi mới và phát triển

Thứ tư, 12/12/2007 | 10:29 GMT+7

LTS: Trong những năm qua. Điện lực Thái Bình luôn có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, cung cấp điện ổn định cho ngành Công nghiệp, sinh hoạt của nhân dân và đặc biệt cho phát triển điện nông thôn. Nhân dịp đơn vị vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì do có nhiều thành tích trong SX-KD điện năng, phóng viên Tạp chí Công nghiệp đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Lộc - Giám đốc Điện lực Thái Bình.

                         

PV: Thưa ông, có ý kiến cho rằng, sở dĩ Điện lực Thái Bình đã đáp ứng tốt nhu cầu năng lượng điện cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương do đơn vị đã thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển lưới điện trên địa bàn Tỉnh. Ông đánh giá thế nào về ý kiến này ?

Ông Nguyễn Đình Lộc: Đúng vậy! với nhận thức, vị trí, tầm quan trọng của năng lượng điện trong nền kinh tế quốc dân, muốn đáp ứng được năng lượng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đòi hỏi việc quy hoạch và phát triển, nguồn và lưới điện phải “Đi trước một bước''. Ngay trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ra miền Bắc (1964-1972), Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Thái Bình đã có chủ trương đưa điện về các xã, trước hết phục vụ bơm nước thuỷ lợi để thâm canh tăng năng suất lúa, sau là phát triển cơ khí nhỏ địa phương như: Sân kho, chuồng trại chăn nuôi...v..v... Điện sớm đi vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, do vậy Thái Bình là tỉnh đầu tiên trên miền Bắc đã đạt năng suất lúa 5 tấn/ha (từ năm 1965); đến nay, năng suất lúa của Tỉnh đạt trên 12tấn/ha. trong đó có phần đóng góp của Điện lực Thái Bình. Điện lực đã tham mưu cho Tỉnh, quy hoạch phát triển lưới điện, đồng thời cũng là đơn vị trực tiếp khảo sát, thiết kế, thi công 100% các công trình điện phục vụ sản xuất nông nghiệp lúc bấy giờ.

Đến năm 1990. khi Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đã đi vào hoạt động. nguồn điện quốc gia được cải thiện, chủ trương của Tỉnh uỷ - UBND tỉnh Thái Bình là: ''Điện khí hoá nông thôn'' đưa điện về phục vụ chiếu sáng sinh hoạt các vùng nông thôn. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII về phát triển công nghiệp nông thôn và Nghị quyết lần thứ 14 nhiệm kỳ 1991 - 1995 của Tỉnh Đảng bộ Thái Bình, Điện lực Thái Bình đã chủ động tham mưu cho UBND Tỉnh, nhanh chóng có quy hoạch tổng thể lưới điện Thái Bình giai đoạn III (1991-1995, có tính đến năm 2000) trên cơ sở ''Nhà nước và nhân dân cùng làm - trung ương và địa phương cùng đầu tư”. Vì vậy, chỉ trong 4 năm từ năm 1991 đến năm 1994, Thái Bình đã cơ bản hoàn thành “Điện khí hoá nông thôn”. Đến tháng 12/1994, toàn Tỉnh có 279/279 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia - đạt 100 và 99,5% số hộ nông dân đã có điện để sinh hoạt và phục vụ phát triển KT-XH. Hệ thống lưới điện trong toàn Tỉnh đã được tăng cường và phát triển rộng khắp với: 3 trạm 110/35/10 kV có tổng dung lượng 120 MVA và 99 km đường dây 110 kV; 1400 km đường dây trung thế và 1.450 máy biến áp tiêu thụ với tổng dung lượng 240.000 kVA (trong đó: Tài sản do các địa phương đầu tư gồm: 525 km đường dây trung thế. 946 trạm biến áp các loại với tổng dung lượng 141.000 KVA, với tổng số vốn là 250 tỷ đồng). Sản lượng điện tiêu thụ đã tăng từ: 79,5 triệu kWh (1991) lên 271,42 triệu kWh (năm 2000). Có điện về nông thôn, đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt. đã xoá dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Có thể nói, Thái Bình là tỉnh di đầu về điện khí hoá nông thôn. Trong đó Điện lực Thái Bình đã đóng góp một phần không nhỏ.

Với đặc thù là một tỉnh nông nghiệp, đời sống nông dân còn nghèo, mục tiêu chiến lược của Tỉnh là sớm đưa Thái Bình thoát khỏi tỉnh thuần nông độc canh cây lúa. Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ 16 nhiệm kỳ 2001 - 2005, đã đề ra 5  trọng tâm tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế, trong đó có việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các cụm điểm công nghiệp và phát triển nghề, làng nghề.... nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công  nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

Để đáp ứng kịp thời năng lượng điện cho sự nghiệp phát triển KT -XH của địa phương, Điện lực Thái Bình đã chủ động cùng Sở Công nghiệp tham mưu cho Tỉnh có quy hoạch tổng thể phát triển lưới điện Thái Bình giai đoạn IV (2001 - 2005 có tính đến năm 2010), với mục tiêu cụ thể là xây dựng mới 1 trạm biến áp 220 kV, 4 trạm biến áp 110/35/10 kV cho các huyện: Thái Thuỵ, Hưng Hà, Vũ Thư và Kiến Xương. Đến nay về cơ bản quy hoạch phát triển lưới điện giai đoạn IV của Tỉnh đã hoàn thành. Toàn tỉnh có 1 trạm biến áp 220 kV - dung lượng 125 MVA; 7/7 trạm biến áp 110 kV với tổng dung lượng 230MVA và xây dựng mới hàng trăm km đường dây 220 kV và 110 kV. Hiện nay mỗi huyện và Thành phố có 1 trạm biến áp 110 kV, tạo điều kiện cấp điện thuận lợi cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Trong 6 năm qua (từ 2001 - 2006) Thái Bình đã có hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ đi vào hoạt động và 183 làng nghề, xã nghề được khôi phục và phát triển. Do vậy, sản lượng điện tiêu thụ của toàn Tỉnh đã tăng từ 298,6 triệu kWh (2001 ) lên 544,5 triệu kWh (2006), trong đó, tỷ trọng điện cho sản xuất công nghiệp chiếm 27% điện năng toàn Tỉnh. Điện lực Thái Bình đã đáp ứng đủ điện cho phát triển KT-XH của các địa phương. Có  được thành công này là do Điện lực Thái Bình đã tham mưu cho Tỉnh làm tốt công tác quy hoạch và phát triển lưới điện trong từng thời kỳ.

PV: Thái Bình tỉnh nông nghiệp, tới trên 90% dân số sống ở nông thôn. Được biết, Điện lực Thái Bình trong nhiều năm qua đã thường xuyên làm tốt công tác điện nông thôn. Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này ? 

Ông Nguyễn Đình Lộc: Thái Bình là tỉnh đã hoàn thành đưa điện về nông thôn từ cuối năm 1994 với 100% số xã, thị tràn và 99% số hộ nông dân đã có điện lưới quốc gia. Sản lượng điện năng sử dụng trong nông thôn ngày càng tăng; cụ thể: 11,5 triệu kWh (1990), 72.22 triệu kWh (1995); 168,6 triệu kWh (2000) và 288 triệu kWh (2006). Nếu so với thời điểm năm 1995 thì trong 10 năm qua, sản lượng điện tiêu thụ ở nông thôn Thái Bình đã tăng xấp xỉ 400%.

Thái Bình có trên 1,5 triệu dân sống ở nông thôn với khoảng 450.000 hộ dân. Hiện nay, điện phục vụ nông thôn chiếm trên 50% sản lượng tiêu thụ điện toàn Tỉnh (trên 300 triệu kWh/năm). Điện về nông thôn không chỉ cải thiện đời sống - vật chất, tinh thần cho người dân, mà còn thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp. Các làng nghề truyền thống được khôi phục ngày một nhiều. Điều đó đã góp phần xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn Thái Bình.

Trong hoạt động của mình. Điện lực Thái Bình luôn nhận thức rằng. muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh, bán diện. trước hết phải làm tốt công tác quản lý điện nông thôn, với các giải pháp cơ bản như:

- Thường xuyên phối hợp với các ngành, đặc biệt là với Sở Công nghiệp để tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh xây dựng chiến lược phát triển lưới điện nông thôn theo từng giai đoạn, triển khai những chính sách của Đảng, của Nhà nước và những quyết định, thông tư, văn bản của các bộ ngành về công tác quản lý điện nông thôn.

- Làm tốt công tác hỗ trợ các địa phương trong công tác quản lý điện nông thôn như: Công tác đào tạo thợ điện nông thôn, kiểm định công tơ (có trợ giá của ngành Điện), công tác quản lý, hạch toán thu, chi hợp lý để đảm bảo giá bán điện ≤700 đ/kWh, công tác an toàn tiết kiệm trong sử dụng điện ở nông thôn.....

Nhờ những giải pháp đồng bộ trên. những năm qua, công tác quản lý điện nông thôn ở Thái Bình đã thu được những kết quả khả quan như:

+ Đảm bảo tuyệt đối an toàn trong sử dụng diện: giá điện nông thôn thấp hơn hoặc bằng 700đ/kWh.

+ Thái Bình là tỉnh có điện lưới quốc gia được phủ kín đến nông thôn sớm nhất và là đơn vị hoàn thành vượt trước thời gian trên 2 năm về công tác giao nhận và hoàn trả giá trị còn lại của lưới điện trung áp nông thôn, hoàn thành sớm nhất công tác “chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn”.

Hiện nay, công tác quản lý điện nông thôn ở Thái Bình vẫn được duy trì có nền nếp, ổn định, mức giá bán điện thấp hơn giá trần do Chính phủ quy định, do vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hộ nông dân đưa điện vào phục vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

PV: Công nghiệp Thái Bình đang phát triển, để đảm bảo nhu cầu điện năng cho sự nghiệp CNH- HĐH, xin ông cho biết những nét chính về quy hoạch phát triển lưới điện của tỉnh trong những năm tới ?

Ông Nguyễn Đình Lộc: Đến nay, Thái Bình cơ bản đã hoàn thành Qui hoạch và phát triển lưới điện giai đoạn IV (2001~2005 có tính đến năm 2010). Toàn tỉnh đã có một trạm biến áp 220 kV-1x125 MVA; 6/7 trạm biến áp 110 kV tổng dung lượng 230 MVA (1 trạm 110 kV - huyện Kiến Xương đang thi công); 19 trạm trung gian 35/10 kV - Tổng dung lượng 81.000 KVA và 1.644 trạm biến áp 35/0,4 và 10/0,4 kV; với gần 2.000 km đường dây cao thế và trung thế. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp Thái Bình đến năm 2010, tỷ trọng Công nghiệp chiếm 37% và đến năm 2005 chiếm 45% GDP của Tỉnh, đến năm 2020, Thái Bình cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

Để có đủ năng lượng điện phục vụ phát triển công nghiệp. Điện lực Thái Bình sẽ tổ chức triển khai thực hiện qui hoạch phát triển lưới điện giai đoạn V (2006-2010 có tính đến năm 2015). Trong đó, năm 2008 phải nâng công suất cho trạm 220 kV Thái Bình từ 1x125 MVA lên 2 máy 1x125 MVA+1x250 MVA. Dự kiến, năm 2008 Thái Bình sẽ có 1 nhà máy luyện thép do Trung Quốc đầu tư, công suất sử dụng điện cả 2 giai đoạn là 180 MVA. Khi các khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp phát triển, Điện lực sẽ lần lượt nâng công suất cho 4 trạm 110kV thuộc các huyện Thái Thụy, Hưng Hà, Vũ Thư, Kiến Xương từ 1 máy biến áp 25 MVA lên 2x25 MVA. Thái Bình đang có cơ chế ưu tiên thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, do vậy hiện nay đã có một số khách hàng công nghiệp lớn chọn Thái Bình để đầu tư như: Nhà máy luyện thép của Công ty TNHH Shengly (Trung Quốc) công suất sử dụng diện 90MVA (giai đoạn 1) và Công ty SX linh kiện điện tử Đà Loan, công suất sử dụng điện 30MVA. Vì vậy, trong những năm tới Điện lực Thái Bình sẽ phối hợp với các ban ngành của địa phương để có phương án cấp điện kịp thời. Để giải quyết tình trạng quá tải của lưới điện trung áp nông thôn hiện nay, Điện lực Thái Bình tổ chức triển khai thực hiện Dự án Năng lượng nông thôn 2 (REII) và Dự án ''Lưới điện phân phối nông thôn'' RD với số vốn  của 2 dự án gần 250 tỷ đồng, khi hoàn thành, sẽ cải thiện đáng kể lưới điện trung áp nông thôn, để thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

PV: Xin ông giới thiệu cho độc giả biết, những phần thưởng cao quí mà Đảng, Nhà nước trao tặng cho Điện lực Thái Bình trong những năm qua do nhiều thành tích xuân sắc: Đáp ứng tốt năng lượng điện cho sự nghiệp phát triển KT- XH của địa phương và nhiệm vụ  SX-KD của Ngành?  

Ông Nguyễn Đình Lộc: Điện lực Thái Bình là một đơn vị trực thuộc Công Ty Điện lực I (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN ) đóng trên địa bàn Thái Bình. Trong quá trình xây dựng và phát triển hơn 40 năm qua, Điện lực Thái Bình luôn lấy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương là mục tiêu, định hướng phát triển, đáp ứng tốt nhất điện năng cho sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương trong từng giai đoạn. Ngoài thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, Điện lực Thái Bình còn thường xuyên làm tốt các phong trào văn hoá - xã hội như: nhận nuôi dưỡng 5 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, trao sổ tiết kiệm cho 15 gia đình liệt sĩ (từ năm 1993). Đóng góp ủng hộ: Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ chính sách, hậu phương quân đội. Quỹ xoá nhà ở dột nát... Chỉ tính từ năm 2001 đến nay. CBCNV Điện lực Thái Bình đã đóng góp cho các quỹ này 791,56 triệu đồng. Với thành tích đã đạt được trên 40 năm qua. tập thể CBCNV Điện lực Thái Bình đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng 3 Huân chương Lao động (Hạng Ba – 1988, Hạng Nhì - 1991, Hạng Nhất - 1994) và hai Huân Chương Độc lập (Hạng Ba - 2001; Hạng Nhì-2007) và 186 Bằng khen của các cấp và các bộ, ngành trung ương, địa phương. Đặc biệt, do làm tốt công tác quản lý điện nông thôn, 5 năm qua. Điện lực Thái Bình đã 2 lần được Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc (2003-2004).

Nhân dịp Điện lực Thái Bình vinh dự đón nhận Huân Chương Độc Lập hạng Nhì do Đảng và Nhà nước trao tặng, tôi xin thay mặt tập thể CBCNV Điện lực Thái Bình xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Tỉnh uỷ HĐND - UBND Tỉnh. của các cấp các ngành và nhân dân các địa phương, cảm ơn sự chỉ đạo và tạo nhiều điều kiện của Công ty Điện lực I ,Tập đòan Điện lực Việt Nam, của các bộ, ngành trung ương để Điện lực Thái Bình có được niềm vinh dự như ngày hôm nay.

PV: Xin cảm ơn ông.  

Theo TChí CN T12/2007