Sự kiện

Các hộ dân sống trong khu vực đường dây 220kV tại huyện Đại Từ- Thái Nguyên: Vẫn chỉ là tâm lý lo ngại

Thứ năm, 24/1/2008 | 10:34 GMT+7

Dự án đầu tư công trình đường dây 220kV Tuyên Quang- Thái Nguyên do Tập đoàn Điện lực (EVN) làm chủ đầu tư. Để đảm bảo thời gian thực hiện dự án mua điện của Trung Quốc nên được thực hiện theo cơ chế đặc thù để đầu tư công trình điện cấp bách giai đoạn 2006-2010.

Tuyến đường dây 220kV Tuyên Quang- Thái Nguyên đi qua 20 xã thuộc 4 huyện, thành phố của tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, có tổng chiều dài toàn tuyến là 78,587km. Số hộ dân bị ảnh hưởng trong hành lang là 120 hộ; trong đó có 11 hộ thuộc diện phải di dời tái định cư, 109 hộ không phải di dời.

Ngay sau khi đường dây hoàn thành và được đưa vào vận hành tháng 4-2007, một số hộ dân sống ở khu vực có đường dây đi qua thuộc huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên đã có đơn thư phản ảnh về việc vận hành đường dây điện ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân sống trong hành lang lưới điện 220kV như: đau đầu, mệt mỏi, ngủ mê man, sút cân. Thạm chí có hiện tượng bút thử địen trên người, cây nứa khô, chậu nước và các vật dụng gia đình thấy bút thử điện sáng...

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 4979/VPCP-VII  của Văn phòng Chính phủ đã giao BộTài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Bộ: Công Thương, Y tế, Khoa học và Công nghệ, có sự tham gia của Văn phòng Chính phủ kiểm tra, xác minh mức độ nguy hiểm tác động đến sức khoẻ người dân đối với khu vực trên. Đoàn công tác đã tiến hành khảo sát tại hiện trường, việc đo đạc được thực hiện bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dùng hiện đại nhất hiện có của ngành điện, với các thông số: giá trị cường độ điện trường cách mặt đất 1m trong nhà và ngoài nhà, khoảng cách từ điểm bất kỳ của nhà ở (hoặc công trình) trong hành lang an toàn lưới điện cao áp đến điểm thấp nhất của dây dẫn tĩnh (đo theo chiều thẳng đứng).

Kết quả, ở vị trí tại nhà ông Đinh Sỹ Vinh- Đội 14 xã Hùng Sơn, điểm thấp nhất so với mặt đất là 14,39m (quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 106/2004/NĐ-CP, điểm thấp nhất qua khu dân cư không nhỏ hơn 13m); vị trí nhà ông Chu Công Bình- xã Yên Lãng, đo khoảng cách từ điểm cao nhất của công trình trong hành lang an toàn đường điện đến điểm thấp nhất của dây dẫn là 7,44m (theo quy định khoảng cách này không nhở hơn 6m). Giá trị cường độ điện trường cao nhất đo cách mặt đất 1m trong nhà ông Nguyễn Văn Bình- xã Hùng Sơn là 0,0393kV/m (giới hạn cho phép là nhỏ hơn hoặc bằng 1kV/m); giá trị cường độ cao nhất cách 1m ngoài nhà nhà ông Lê văn Thịnh- xã Hùng Sơn là 0,4463 kV/m (giới hạn cho phép là nhỏ hơn hoặc bằng 5 kV/m). Điện áp cảm ứng dây ăng ten tivi chưa nối đất đo tại nhà ông Nguyễn văn Bình-xã Hùng Sơn lớn nhất 860V; dòng điện cảm ứng dây ăng ten tivi chưa nối đất đo được chưa nối đất tại nhà ông Nguyễn văn Tĩnh là 80,6 A. Đối với các ăng ten tivi khi đã thực hiện nối đất có điện áp cảm ứng đo được dao động trong khoảng 0,2V đến 0,3V (gần bằng 0).

Một số hộ dân tự tạo ăng ten bằng búi dây kim loại để lấy điện thắp sáng đèn ngủ. Đoàn kiểm tra tiến hành đo điện áp cảm ứng tại 2 đầu cực của bóng đèn là 10,2V; dòng điện cảm ứng là 47,4 A. Khi tháo bóng đèn, đo trực tiếp từ ăng ten có điện áp cảm ứng là 390V.

Đối với hiện tượng bút thử điện sáng khi thử lên người và các vật dùng khác, đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra, xác minh 2 loại bút thử điện đang lưu hành trên thị trường cho thấy: loại bút thử thông thường chí sáng khi có điện với mức điện áp nhất định; loại còn lại là loại bút thông mạch, bút này có pin lắp sẵn và sáng khi thông mạch, không phụ thuộc vào điện áp. Để xác định điện áp có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không, Đoàn đã dùng bút thử điện thông thường. Kết quả: thực hiện vào ban ngày, thử trên người dưới đường dây 220kV và không nhìn thấy bút thử điện sáng. Tuy nhiên, nếu chạm tay vào dây ăng ten tivi (chưa tiếp đất) thì thấy có hiện tượng phóng điện và cảm giác bị tê tay. Kiểm tra bút thử điện trên người đứng trên mái nhà tầng 2 (sàn tầng 3) nhà ông Nguyễn Sỹ Vinh thấy bút thử điện sáng mờ. Thực hiện vào ban đêm, nếu thử vào người đứng dưới đất không thấy bứt thử điện sáng. Khi thử trên người đứng trên ghế nhựa (cao khoảng 40cm), cây nứa khô gác trên dây phơi không tiếp đất và  mái nhà lợp bằng Fibrôximăng thì thấy bút thử điện sáng  mờ.

Khi thử trên các vật dụng trong và ngoài nhà của các hộ tại xã Hùng Sơn, chưa phát hiện thấy bút thử điện sáng kể cả ban ngày và ban đêm.

Thực hiên Thông tư 06/2006/TT-BCN của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), Chủ đầu tư đã thực hiện tiếp địa đối với dây phơi bằng kim loại và dây ăng ten titi cho một số hộ dân sóng trong hành lang an toàn lưới điện, nhưng một số hộ đã phản ứng tiêu cực bằng cách gỡ bỏ dây tiếp đất của dây phơi và dây ăng ten tivi. Thậm chí, một số hộ ở dưới đường dây điện đã nâng cao ăng ten tivi gần đường dây để thắp sáng đèn ngủ.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ kết quả đo đạc, kiểm tra và xác minh tại một số hộ dân tại huyện Đại từ cho thấy, dòng điện cảm ứng qua người chưa có tác hại đối với cơ thể người đi lại, sinh hoạt bình thường dưới đường dây; chưa có phát hiện được trường hợp nào bị ảnh hưởng của điện trường đến sức khoẻ như đơn thư của các hộ phản ánh. Việc người dân sống trong phạm vi hành lang an toàn lưới điện cao áp so tâm lý lo ngại và có nguyên vọng được di dời ra ngoài hành lang lưới điện chủ yếu xuất phát từ tâm lý lo sợ mất an toàn khi trời mưa, bão nhất là những hộ nằm ngay dưới đường dây điện./ 

Thanh Mai