Sự kiện

Tiếp cận VHDN từ lý thuyết : “bàn tiệc xã hội”

Thứ sáu, 18/6/2010 | 11:26 GMT+7

LTS: Trên cơ sở tiếp cận văn hóa doanh nghiệp từ lý thuyết “bàn tiệc xã hội” trong bài viết “Văn hóa EVN là sự nghiệp chung của tất cả mọi thành viên EVN” đăng trên Tạp chí Điện lực - chuyên đề Quản lý và Hội nhập số tháng 4/2010,  TCĐL kỳ này tiếp tục đăng tải ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Mạnh Quân về những vấn đề lý luận khi vận dụng lý thuyết này.

 
Với mỗi nhân viên ngành Điện, quan tâm đến khách hàng chính là hành động hoàn thiện bản thân mình    

1. Thiếu một vị khách là không thể tiến hành bữa tiệc được. Thành  phần  “bàn tiệc” này gồm EVN và 6 vị khách là: Khách hàng – người lao động – chủ sở hữu – đối tác/đối thủ - cộng đồng – cơ quan quản lý nhà nước.

2. Mỗi đơn vị/nhân viên cần xác định rõ “bàn tiệc” của mình gồm những đối tượng nào và ai là người mình phải phục vụ. Như vậy có nghĩa, mỗi nhân viên cũng đều cần coi đồng nghiệp của mình là “đối tượng cần phục vụ”. Với cách nghĩ như vậy, mối quan hệ trong tổ chức, đơn vị sẽ được cải thiện nhanh chóng. Thực tế đã chứng minh, kết quả lao động, năng suất của cả đơn vị (không phải chỉ của cá nhân) sẽ được nâng lên rất cao nhờ sức mạnh của sự hợp tác hay “sức mạnh tổng hợp”. Vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, khi nghiên cứu về sự thành công của các công ty Nhật Bản, các nhà quản lý phương Tây đã tìm ra công thức: SYNERGY (sự phát huy sức mạnh tổng hợp) = 2+2 > 4.

3. Mỗi đối tượng trên “bàn tiệc” đều có mối quan tâm riêng, lợi ích, mong muốn riêng liên quan (và không liên quan) đến quyết định và hoạt động của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc EVN. Vì vậy, khi ra quyết định và hành động, chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng và đầy đủ để sao cho có thể thoả mãn nhu cầu, mong muốn của họ một cách tốt nhất có thể. Có như vậy, EVN mới có vị trí vững chắc trong tâm trí của họ.

4. Ngoài ý nghĩa là một công cụ quản lý hiện đại của doanh nghiệp để phát triển bền vững, ý nghĩa triết lý của cách tiếp cận những vị khách trong “bàn tiệc xã hội” đối  với  từng  cá nhân là biết quan tâm đến những người khác và hành động để hoàn thiện chính bản thân mình.

Theo: TCĐL số 5/2010