Sự kiện

Đưa điện vượt biển ra đảo Phú Quốc

Thứ hai, 7/1/2008 | 08:59 GMT+7

P/v ông Nguyễn Thành Duy, Giám đốc Công ty Điện lực 2

Thưa ông, có thông tin cho biết PC2 đang tiến hành triển khai dự án ''Đường dây 110 KV cáp ngầm xuyên biển cấp điện cho huyện đảo Phú Quốc'', ông có thể xác nhân chính thức nguồn tin này?

Đúng như vậy. Theo chủ trương của Chính phủ, khu vực huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang sẽ trở thành khu vực hành chính kinh tế đặc biệt trực thuộc trung ương. Trước tình hình đó, để đảm bảo nguồn điện.cung cấp cho huyện đảo, Cty PC2 chúng tôi đã bắt đầu triển khai ''Dự án Đường dây 110 KV cáp ngầm xuyên biển cung cấp điện cho huyện đảo Phú Quốc''.

Cty PC2 đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động liên kết theo hướng phát triển hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực và vượt ra khỏi địa bàn chính thức là khu vực các tỉnh phía Nam.

Như vậy từ trước tới nay đâu là nguồn điện để cung cấp cho các hoạt động kinh tế-xã hội trên huyện đảo Phú Quốc?

Trong những năm qua, PC2 đã phải sản xuất điện diesel tại chỗ để phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội của 2 huyện đảo là Phú Quốc (Kiên Giang) và Phú Quý (Bình Thuận). Đứng trước yêu cầu phát triển ngày càng nhanh của Phú Quốc, nguồn diesel hiện hữu chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu phụ tải sử dụng điện cho các ngành kinh tế và dân sinh của đồng bào. Vì vậy trong Quy hoạch phát triển điện đã được thiết lập và Tập đoàn Điện lực Việt Nanl, Bộ Công Thương thông qua vào tháng 7/2007, đã có dự kiến nay đến năm 2010 phải mở rộng nâng công suất nhà máy diesel hiện hữu, đồng thời nghiên cứu xây dựng tuyến đường đây cáp ngầm để đưa điện từ đất liền ra đảo. Nhưng Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo là cần tiến hành làm ngay tuyến cáp điện xuyên biển này, để có thể năm 2010 đưa vào vận hành.

Chúng tôi cũng được biết, đã từng có giải pháp sử dụng nguồn phong điện (điện gió) cho đảo Phú Quốc với kinh phí khoảng 3,2 triệu USD do WB t81 trợ. Tại sao đến nay không còn thấy nhắc nhở gì đến giải pháp này, thưa ông?

Giải pháp sử đụng nguồn năng lưọng gió để sản xuất cung cấp điện chỗ Phú Quốc thực sự cũng đã được tiến hành với kinh phí tài trợ của WB, và nhiều người đã hy vọng đây giải pháp khả thi vì cho rằng gió ngoài đảo là bao la! Thế nhưng, các nghiên cứu khoa học và đo đạc thực tế tại chỗ lại đi đến kết luận là Phú Quốc ''rất nghèo gió'', và do đó giải pháp phong điện phải đành gác lại. Ngoài các giải pháp như đã đề cập như đầu tư mở  rộng diesel, phong gió; chúng tôi cũng đã có nghiên cứu giải pháp phát triến nguồn nhiệt điện công suất lớn tại Phú Quốc, nhưng lại gặp các vấn đề về vận chuyển và cung cấp nhiên liệu chắc chắn giá thành sẽ rất cao. 

Trở lại với tuyến cáp điện xuyên biển, ông có thể thông tin chi tiết hơn về dự án này? Theo ông, đâu là những khó khăn lớn nhất mà chúng ta phải vượt qua để thực hiện dự án có ý nghĩa lịch sử này?

Để triển khai thực hiện dự án này, Cty tư vấn xây dựng Điện 2 đã lên nhiều phương án để trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công Thương... Phải thừa nhận rằng, đây là một dự án có ý nghĩa lịch sử không chỉ đối với ngành điện lực Việt Nam, bởi đây là lần đầu tiên chúng ta thiết lập một hệ thống truyền tải điện xuyên biển. Chúng ta chưa từng có kinh nghiệm nào từ khâu khảo sát, thiết kế đến thi công các công trình điện như thế  này. Vật tư cũng thuộc loại đặc chủng, như cáp điện là một tuyến liên tục dài suất mấy chục km không được có mối nối, việc sản xuất chế tạo các loại vật tư như thế rõ ràng không có mấy nhà sản xuất trên thế giới có thể đảm đương. Công tác thi công không chỉ là rải cáp điện xuống biển, mà phải chôn vùi vào lòng biển dưới độ sâu vài mét, cần các phương tiện và thiết bị chuyên dụng vừa đào sâu dưới lòng biển vừa đồng thời thả cáp... Một vấn đề quan trọng nưa trong khi tiến hành triển khai dự án, là xác định hướng tuyến công trình, làm sao đảm bảo tính kỹ thuật, tính kinh tế của dự án; đảm bảo ranh giới vùng nước lịch sử với nước bạn Campuchia, và đảm bảo sự an toàn trong khai thác dầu khí, trong khai thác đánh bắt hải sản của nhân dân trong vùng. Do đó, phải có sự hợp tác, hỗ trợ của các bộ, ngành hữu quan.

Đến nay đã có nhiều hướng tuyến được đề xuất, với chiều dài trong khoảng 53km-60km Tuyến cáp điện xuyên biển này sẽ đảm bảo công suất truyền tải trên 100MW, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến trên 1.300 đồng.

Theo TBKTVN