Sự kiện

Thiếu điện do... thiếu vốn?!

Thứ ba, 15/7/2008 | 00:00 GMT+7
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thông cáo về khả năng thiếu điện nghiêm trọng trong tháng 7 do nguồn dự phòng trên hệ thống không đáp ứng nhu cầu được dự báo sẽ lên tới 7.152 triệu kWh. Ông Dương Quang Thành - Phó tổng giám đốc EVN cho rằng: “Cần hơn 9.000 tỷ đồng cho các dự án điện”.

Theo EVN, tháng 7 là thời điểm nắng và nóng nhất trong năm nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao trên toàn quốc, trong khi việc vận hành hệ thống đang gặp nhiều khó khăn. Hàng loạt nhà máy có công suất lớn do Tập đoàn này đầu tư và các tập đoàn ngoài ngành đầu tư bị chậm tiến độ hoặc chưa kịp vận hành…Trong bối cảnh như vậy, dù Tập đoàn huy động tất cả các nguồn điện hiện có thì khả năng thiếu điện trong tháng 7 vẫn xảy ra. So với nhu cầu sử dụng điện hằng ngày khoảng 230 triệu kWh và lúc cao điểm 12.500-12.800 MW, thì hệ thống điện có nguy cơ thiếu từ 1.500 MW đến 2.500 MW tại thời điểm từ 7h sáng đến 21h. 

Ông Dương Quang Thành - Phó tổng giám đốc EVN


* Thưa ông, có ý kiến cho rằng, Tập đoàn điện lực Việt nam EVN đầu tư dàn trải và thiếu hiệu quả gây thiếu điện ?

- Tôi xin khẳng định là cho đến giờ 100% các dự án của EVN đều nằm trong qui hoạch đã được Thủ tuớng Chính phủ duyệt. Ngoài những dự án đó, các tỉnh, địa phương yêu cầu EVN đầu tư đáp ứng phụ tải cho khu vực nào đó nhưng chưa có trong qui hoạch, chúng tôi đều yêu cầu địa phương điều chỉnh lại qui hoạch, trình Bộ Công thương phê duyêt. Trên cơ sở đó, chúng tôi mới đầu tư. Vì nhu cầu diện quá lớn, chính vì thế EVN đầu tư rất nhiều dự án, chứ không phải là đầu tư dàn trải, từ dự án nguồn, đến dự án lưới...

Khi có dự án nguồn, EVN phải đầu tư dự án lưới, dự án truyền tải để đưa điện đến tận phụ tải, cho nên phải đầu tư đồng bộ, không thể đầu tư nguồn mà không có lưới hoặc đầu tư lưới mà không đáp ứng được yêu cầu phụ tải thì sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho  cả nền kinh tế, cho nên hiện nay, thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về rà soát các dự án đầu tư, thì số lượng các dự án cần  giãn tiến độ, cắt giảm không lớn, thậm chí có một số dự án Thủ tướng Chính phủ còn yêu cầu EVN đẩy nhanh hơn nữa tiến độ của dự án để đáp ứng  được yêu cầu diện trong thời gian trước mắt, và lâu dài.

* Có thể nói việc chậm tiến độ của nhiều dự án, là một trong những nguyên nhân gây thiếu điện  trầm trọng như EVN thông báo, trong khi EVN buộc phải đẩy nhanh tiên độ, thì các ngân hàng cũng gặp khó khăn về cung ứng vốn?. Vậy làm thế nào để EVN giải quyết được vấn đề này và đến khi nào tình trạng thiếu điện mới khắc phục được? 

- Đúng là chúng tôi đang rất khó khăn về huy động vốn của các dự án, ngay cả dự án hiện nay chúng tôi  đang đầu tư, thi công và sắp vận hành trong năm 2008 này cũng  đang gặp một số khó khăn. Cho nên vừa rồi EVN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng chính phủ tổ chức mấy cuộc họp để giải quyết những khó khăn này. Hiện nay, nguồn vốn mà chúng tôi đang thiếu chưa vay được các ngân hàng, mặc dù chúng tôi đã ký hợp đồng nhưng vẫn chưa giải ngân được khoảng hơn 9,000 tỉ đồng. Vừa rồi chúng phủ đã có cuộc họp, và cũng đã có hướng giải quyết. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới, ít nhất là nguồn vốn chúng tôi đang thi công các công trình hiện nay và đảm bảo tiến độ thi công và vận hành vào năm 2008.

* Ông nói cụ thể hơn là việc thiếu vốn cho các dự án như vậy ảnh hưởng như thế nào đến việc cung ứng điện cho nguồn điện quốc gia?

Việc thiếu vốn sẽ làm công trình chậm tiến độ. Đói với các dự án điện, nguy cơ chậm tiến độ có ảnh hưởng rất lớn cung ưng điện cho nền kinh tế. Chẳng hạn, một công trình điện như các nhà máy thuỷ điện thiếu vốn thì tiến độ không chỉ bị đẩy lùi 1, 2 tháng mà là đẩy lùi đến 1 năm vì nó phụ thuộc rất nhiều vào mùa mưa, mùa khô, mùa thi công cũng như khi tích nước để phát điện, cho nên nếu chậm tiến độ thường ảnh hưởng, chậm đến 1 năm, thì việc đáp ứng điện cho các năm sau, đặc biệt là năm 2009, 2010 trở đi sẽ rất khó khăn cho việc cung cấp điện cho các ngành kinh tế.

* Thưa ông giả sử EVN có thể giải quyết được vấn đề vốn, thì những dự án nào sẽ được ưu tiên lựa chọn để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cũng như hoàn thành tiến độ?

- Chúng tôi đang xếp thứ tự ưu tiên để nếu có vốn sẽ ưu tiên cho các công trình thuỷ điện chuẩn bị chống lũ như Bình Phước, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Bản Vẽ, những công trình sắp đến mùa lũ về thì EVN bắt buộc phải đầu tư và dồn hết vốn để đảm bảo tiến độ chống lũ, đảm bảo an toàn khi mùa lũ sắp đến. Bởi vì nếu không đảm bảo an toàn cho mùa lũ thì xảy ra thiệt hại rất lớn, không những về mặt kinh tế mà cũng sẽ làm chậm tiến độ các công trình.

Ưu tiên thứ hai là các công trình đưa vào vận hành năm 2008. Một số công trình 2008 dự kiến đưa vào vận hành vào cuối năm nay là sông Ba Hạ, Nakrông. Một số dự án như nhà mày nhiệt điện Hải Phòng, EVN ưu tiên cả về tiến độ lẫn vốn, đảm bảo đưa vào vận hành đáp ứng được nhu cầu điện lực cuối năm nay và đầu mùa khô năm 2009.

Ưu tiên thứ 3 của EVN là các công trình đưa vào vận hành năm 2009. Bởi vì năm 2009 sắp đến nơi, mà khối lượng công việc của các nhà máy rất lớn, nếu không có vốn sẽ bị đẩy lùi 1 năm, có nghĩa năm 2009 cũng không vào được cho nên ngoài ưu tiên chống lũ, các công trình vận hành năm 2008 ra thì chúng tôi ưu tiên các công trình năm 2009.

Thứ tự tiếp theo là đối với các công trình 2010, hoặc các công trình đang chuẩn bị đầu tư xây dựng cho các giai đoạn sau. Theo thứ tự ưu tiên đó, sắp xếp vốn đến đâu thì sẽ thực hiện theo thứ tự đó.

* Có thể nói ngoài việc trông chờ vốn vay từ các ngân hàng thì EVN có khả năng huy động cũng như giải quyết vấn đề khó khăn về vốn như thế nào?

Quả thực việc đó là rất khó vì vốn khấu hao của chúng tôi hiện nay dự kiến chỉ trả lại vốn vay gốc và lãi vay trong thời gian xây dựng, phần còn lại ưu tiên đầu tư thứ tự như trên. Hiên nay chúng tôi đang thực cổ phần hoá. Từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán giảm xuống nên chúng tôi chưa đưa ra cổ phần hoá cho công trình nào. Tôi hy vọng cuối năm thị trường chứng khoán tốt hơn, chúng tôi sẽ cổ phần hoá một số nhà máy điện hiện nay đang vận hành cũng như một số nhà máy điện đã được cổ phần hoá từ năm 2007 trở về trước, số vốn của EVN vẫn còn lớn thì chúng tôi sẽ giảm, khi vốn EVN xuống chúng tôi sẽ đưa ra thị trường bán bớt đi để lấy vốn đầu tư các công trình mới.

Chúng tôi dự kiến  thành lập các công ty cổ phần dể huy động vốn của các doanh nghiệp, các đơn vị trong và ngoài nước cùng tham gia cho lĩnh vực điện, dự kiến sẽ xin phép Thủ tướng chính phủ một số dự án chúng tôi chỉ giữ cổ phần dưới 30%, còn đối với các đối tác ở bên ngoài, trong nước có tiềm năng về tài chính và các nguồn nguyên liệu EVN sẽ huy động vốn để cùng tham gia đầu tư, thậm chí các doanh nhgiệp khác ở trong nước và nước ngoài giữ tỉ lệ vốn cao hơn chúng tôi sẽ tham gia để giảm bớt khó khăn về vốn hiện nay.

* Thưa ông, cho đến bây giờ có nhiều ý kiến cho rằng EVN đầu tư tài chính ra ngoài ngành đã cũng ảnh hưởng nhất định đến hoạt động hiệu quả của EVN, đặc biệt đó cũng là nguyên nhân khiến EVN thiếu vốn, làm chậm tiến độ dự án điện?


- Hiện nay, đầu tư ra ngoài ngành của EVN là con số rất nhỏ, vừa rồi chúng tôi báo cáo Bộ kế hoạch đầu tư, trong đợt thực hiện rà soát của bộ, thực hiện công văn 390 của Thủ tướng Chính phủ, thì số lượng đầu tư ra ngoài ngành của EVN hiện nay chiếm chỉ 1,48 % so với vốn điều lệ. Sau vốn chủ sở hữu thì chỉ chiếm hơn 1,4%, cho nên hiện nay chúng tôi chỉ tập trung vấn đề về điện. Đầu tư về điện hầu như tất cả các dự án của chúng tôi đều có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Cho nên nếu chúng tôi không tập trung vào vốn đầu tư điện thì chắc chắn chúng tôi không hoàn thành được công việc ngay từ những năm trước. Ngay cả từ đầu năm nay, chúng tôi chủ yếu lập kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực nông nhiệp và một số lĩnh vực như góp vốn vào ngân hàng chứng khoán, bảo hiểm.

Trong năm nay, chúng tôi không  góp vốn vào ngân hàng, chỉ góp vốn vào ngân hàng trong những năm trước với tỉ lệ rất nhỏ so với nguồn vốn của chúng tôi, nhưng hiệu quả mang lại từ ngân hàng trong thời gian qua, ngân hàng đã thu xếp cho chúng tôi vay với số lượng vốn khoảng hơn 2.000 tỉ đồng để đầu tư vào các công trình điện. Có nghĩa là chúng tôi đầu tư ra ngoài ngân hàng 1 đồng thì thu về 5 đồng như vốn đầu tư cho điện, để quay lại tái đầu tư cho ngành điện. Tôi thấy vấn để đầu tư vào lĩnh ngân hàng vừa qua, số lượng nhỏ nhưng hiệu quả mang lại tương đối.

* Ông vừa nói EVN đầu tư ra ngoài ngành, ví dụ như đầu tư chi ngân hàng, đầu tư cho chứng khoán, bảo hiểm, những lĩnh vực mà theo chuyện gia kinh tế, có những nhạy cảm nhất định. Trong bối cảnh hiện nay, rõ ràng chứng khoán đang giảm sút, bảo hiểm không còn những lợi thế như trước. Vậy thì những dự án như vậy, ông đánh giá hiệu qủa như thế nào, liệu rằng nó có rủi ro trong giai đoạn tới?

- Thực ra, chúng tôi đầu tư vào chứng khoán và bảo hiểm với khối lượng rất nhỏ. Hiện nay chúng tôi đầu tư vào chứng khoán khoảng trên dưới 100 tỉ đồng. Tuy nhiên, chứng khoán cũng có những đầu tư vào một số nhà máy của chúng tôi, họ cũng góp vốn để dầu tư vào các công trình điện. Cho nên việc đầu tư vào chúng khoán và bảo hiểm vừa qua so với tổng đầu tư thì không đáng kể.

* Về nguyên tắc thì EVN khi đầu tư ra ngoài ngành thì tính đến những tiêu chí và những quy định như thế nào để đảm bảo hiệu quả?


- Nguyên tắc đầu tiên là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối vốn của doanh nghiệp, vốn mà chúng tôi chủ sở hữu cho nên đầu tư có chọn lọc, không đầu tư ồ ạt, mà chỉ đầu tư vào một vài lĩnh lực mà chúng tôi thấy đảm bảo an toàn và có hiệu quả. Cho nên những việc xảy ra trong thưòi gian vừa qua hiện nay vẫn chưa ảnh hưởng đến những lĩnh vực mà chúng tôi đã đầu tư.

* Với các tập đoàn hiện nay thì khối nợ tương đối lớn hiện trạng của EVN hiện nay như thế nào?


- Hiện nay số dư nợ vốn vay của chúng tôi tính đến thời điểm này khoảng 83.000 tỷ đồng trên tổng số đầu tư 155.000 tỉ đồng. Đối với các tập đoàn lớn hiện nay tỉ lệ này cũng không lớn bởi vì mô hình kinh tế của nhiều tập đoàn hay các Tổng công ty thì tỉ lệ 60% vốn nợ và 40% vốn tự có thì doanh nghiệp vẫn đảm bảo hoạt động an toàn.

Bởi vì khi Ngân hàng Thế giới yêu cầu đối với các ngành điện thì tỉ lệ đầu tư là 30%, khi chúng tôi gặp khó khăn thì họ chỉ yêu cầu 25%. Hiện nay tỉ lệ tự đầu tư của chúng tôi cũng đảm bảo yêu cầu phần nào theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới đưa ra. Tuy nhiên, chỉ ở trong thời điểm hiện nay còn về sau nếu giá điện không được cải thiện thì vấn đề giữa nợ và vốn tự có cũng có ảnh hưởng đến tỉ lệ này gây khó khăn cho EVN.

* Xin cảm ơn ông!

Theo: Vietnamnet